Please log in or register to do it.

Theo thông tin từ phía Malaysia, họ đã phát hiện ra có ít nhất 2 hành khách sử dụng hộ chiếu giả để lên chuyến bay mang mã số MH370. Tại sao quy trình an ninh chặt chẽ của sân bay lại có thể khiến 2 hành khách này qua mặt các nhân viên an ninh dễ dàng như vậy? Mình đã hỏi chuyện một lãnh đạo Cục quản lý xuất nhập cảnh để tìm hiểu nguyên nhân.

+ Chào anh, anh có thể cho biết tại sao việc sử dụng hộ chiếu giả để lên máy bay lại dễ dàng như vậy?

Đầu tiên, cần phải hiểu cho đúng về “hộ chiếu giả”. Người ta có nhiều cách để làm giả loại giấy tờ này. Có trường hợp tội phạm làm giả giấy chứng minh nhân dân, và dùng chứng minh nhân dân đó để làm hộ chiếu. Cái này coi là “hộ chiếu giả” nhưng kì thực nó là “hộ chiếu thật” có thông tin giả. Đây là việc làm giả rất tinh vi.

Như trường hợp đang nói, có 2 hộ chiếu thật bị đánh cắp. Tôi đoán rằng sau đó nó được làm giả bằng công nghệ in phủ hình ảnh khuôn mặt mới chồng lên khuôn mặt cũ (hình thật) trên hộ chiếu thật. Trường hợp này khi so chiếu với thông tin ở cơ sở dữ liệu gốc sẽ dễ dàng phát hiện được ra.

+ Vậy quy trình kiểm tra an ninh hàng không như thế nào lại để cho kẻ sử dụng hộ chiếu giả kia có thể lọt qua được khâu soi chiếu thưa anh?

Tùy theo từng quốc gia và quy định của các hãng hàng không mà quy trình có thể khác nhau nhưng nhìn chung thì có 4 giai đoạn thực hiện việc kiểm tra gồm có 1- Lúc lấy thẻ lên tàu; 2- Lúc qua cổng an ninh; 3- Lúc qua cổng xuất cảnh và 4- Lúc lên máy bay.

Trong đó, bước số 4 thường họ ít kiểm tra vì “không quan trọng”.

Ở bước số 1, thông tin ở passport và thông tin trên vé đã đặt khớp nhau, hình ảnh (đã được in đè) ở passport và khuôn mặt hành khách cũng khớp nhau, vậy đủ điều kiện để thẻ lên tàu bay được xuất ra.

Ở bước số 2, thông tin ở passport và thông tin trên thẻ lên tàu bay khớp nhau, hình ảnh (đã được in đè) ở passport và khuôn mặt hành khách cũng khớp nhau, vậy đủ điều kiện để hành khách được qua cổng an ninh. Hơn nữa, bước này người ta tập trung vào soi chiếu đảm bảo an toàn hành lý là chính.

Ở bước số 3, là bước quan trọng nhất để xác định nhân thân. Có 2 trường hợp xảy ra.

Trườnh hợp 3.a- Nhân viên xuất cảnh kiểm tra bằng mắt thường, thì thông tin ở passport và thông tin trên thẻ lên tàu bay khớp nhau, hình ảnh (đã được in đè) ở passport và khuôn mặt hành khách cũng khớp nhau, và passport này không bị giới hạn xuất cảnh, thì hành khách đã đủ điều kiện để bước qua.

Trường hợp 3.b- Nhân viên xuất cảnh kiểm tra bằng cách nhập mã số passport vào truy vấn cơ sở dữ liệu. Lúc này, kết quả trả về sẽ là thông tin của khách A, khớp với thông tin ở passport. Nhưng hình ảnh trong cơ sở dữ liệu không khớp với hình ảnh (đã được in đè) ở passport. Lúc này, phải kiểm tra vân tay và võng mạc.

Khi soi chiếu vân tay và võng mạc của hành khách thì lại xảy ra 2 trường hợp. Hoặc dữ liệu rỗng (nếu hành khách này chưa đăng ký passport) hoặc cơ sở dữ liệu hiển thị thông tin và hình ảnh của hành khách này. Nhưng cả 2 trường hợp đó, thì thông tin đều không khớp với passport.

+ Như vậy, nhân viên xuất cảnh đã cố tình làm sai phải không thưa anh?

Như tôi đã nói. Nếu rơi vào trường hợp 3.a thì không thể kết luận họ cố tình làm sai. Mà đó là làm việc thiếu trách nhiệm. Và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Vì cần phải hiểu, là tùy theo mức độ thắt chặt an ninh của sân bay tới đâu mà việc kiểm tra có yêu cầu 100% phải thực hiện soi chiếu đầy đủ các công đoạn hay không. Nhưng trong trường hợp cụ thể này, tôi cho rằng nếu 2 người kia đã cố tình làm giả giấy tờ để lên máy bay thì họ sẽ không mạo hiểm chờ may rủi. Tôi nghiêng về phía giả thiết nhân viên an ninh đã bị mua chuộc.

+ Nếu nhân viên an ninh đã bị mua chuộc thì cần gì hộ chiếu giả? Cứ dùng hộ chiếu thật hoặc chẳng cần dùng giấy tờ gì cũng được cho qua phải không anh?

Nhưng nhất thiết phải có hộ chiếu mới đặt được vé, lấy thẻ lên tàu bay và qua cổng an ninh soi chiếu hành lý. Có thể 2 người khách này muốn che giấu thông tin cá nhân, hoặc vì lý nào đó mà họ bị hạn chế đi lại, hoặc cũng có thể họ muốn thông qua 2 hộ chiếu đó để có luôn quyền nhập cảnh vào quốc gia ở điểm đến. Tôi cũng cho rằng ở đây phải có sự mua bán, làm giả hộ chiếu thông qua một đường dây chuyên nghiệp chứ không đơn giản là ăn cắp hay nhặt được.

>>> ĐỌC THÊM:

+ CÓ ĐIỂM BẤT THƯỜNG TRONG VỤ MÁY BAY MALAYSIA MẤT TÍCH – http://goo.gl/S98Vwt

+ ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU MÁY BAY BỊ MẤT TÍCH CỦA MALAYSIA RỚT XUỐNG ĐẠI DƯƠNG? – http://goo.gl/6DT8x0

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – March 10, 2014 at 02:48PM)

Bán hàng nhưng mong khách ... đừng mua!
Ai "hưởng lợi" trong vụ máy bay Malaysia mất tích? Có một bài học ẩn sâu trong đó, có thể bạn đã bỏ qua!

Your email address will not be published. Required fields are marked *