Please log in or register to do it.

Hồi đầu tháng 6, Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố thu hồi thành công số Bitcoin trị giá 2,3 triệu USD trong một vụ tống tiền. Số tiền này là một nửa khoản tiền chuộc mà công ty Colonial Pipeline đã phải trả cho các hacker để ngưng tấn công mạng vào hệ thống đường ống dẫn dầu được coi là tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Chiến thắng này bắt nguồn từ việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) có một chìa khoá bí mật để mở khoá một ví Bitcoin chứa số tiền ảo nói trên. Hiện chưa rõ FBI bằng cách nào có được chìa khoá này. Vì Bitcoin có sự phi tập trung hoá và độ bảo mật cực cao, được ví như “bất khả xâm phạm”.

Tuy nhiên, bức màn bí ẩn này dường như đã có lời giải đáp khi mới đây, các nhà chức trách ở Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Châu Âu cho biết họ vừa giáng một đòn mạnh vào tội phạm có tổ chức sau khi hàng trăm tên tội phạm bị lừa sử dụng ứng dụng nhắn tin ANOM do FBI bí mật điều hành.

Các băng nhóm tội phạm nghĩ rằng ANOM có độ an toàn rất cao, tránh khỏi bị theo dõi. Nhưng trong thực tế, sau gần 2 năm triển khai, phần mềm “gián điệp” ANOM đã được tải xuống 12000 thiết bị của hơn 300 nhóm tội phạm tại hơn 100 quốc gia khác nhau. Đồng nghĩa với việc các đặc vụ đã đọc được hàng triệu tin nhắn về buôn lậu ma túy, rửa tiền và thậm chí là cả kế hoạch giết người.

@bloggernguyenngoclong

FBI tung đòn truyền thông khiến tội phạm ở 100 quốc gia “bán thân bất toại” #fbi #anom #telegram #signal #nguyenngoclong #truyenthongtrangden

♬ original sound – Nguyễn Ngọc Long – Nguyễn Ngọc Long

Nhưng khoan đã, câu hỏi được đặt ra là, tại sao cơ quan an ninh lại “tung hê” sự thật về ứng dụng chat ANOM thay vì giữ kín để tiếp tục thu thập thông tin? Nếu soi chiếu sự việc dưới khía cạnh truyền thông, thì việc tung hê này của FBI đã cùng lúc phát đi nhiều thông điệp.

Thứ nhất, con số 300 nhóm tội phạm ở 100 quốc gia đã bị theo dõi trong suốt 2 năm có thể là thật mà cũng có thể là nói quá! Nhưng thử hỏi băng nhóm nào có lá gan đủ lớn để chơi đánh lô-tô coi mình có nằm trong danh sách bị theo dõi hay không?

Thứ hai, không chỉ án binh bất động, FBI còn “gợi ý” tội phạm hãy hủy ngay toàn bộ kế hoạch mà chúng đã dày công bàn bạc và trao đổi, nếu không muốn bị an ninh “cất vó”.

Thứ ba, nếu ứng dụng ANOM là của FBI thì các ứng dụng nhắn tin bảo mật nổi tiếng khác như Telegram hay Signal cũng không còn an toàn nữa. Vậy tội phạm biết tin tưởng ứng dụng nào đây? Càng nghĩ càng thấy mấy anh đẹp trai FBI chơi đểu thật!

Rõ ràng, so với việc tung quân đi bắt bớ tội phạm thì chiến dịch truyền thông với “thông điệp nắn gân” xoay quanh ứng dụng gián điệp ANOM được phát tán qua hàng chục nghìn bài báo khắp thế giới có hiệu quả khiến hàng vạn tên tội phạm rơi vào tình thế “ngồi tại chỗ và đái ra quần”!


Nguồn: Facebook blogger Nguyễn Ngọc Long

Chuyên gia Nguyễn Ngọc Long: Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội là cần thiết
Khủng hoảng truyền thông phi nhung phơi bày thực tế mẹ mìn chăn dắt trong showbiz Việt

Your email address will not be published. Required fields are marked *