Please log in or register to do it.

Theo chu kỳ, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh. Với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường Singapore trung bình 15 ngày qua, giá xăng dầu dự kiến được điều chỉnh tăng.

Tức là, việc điều chỉnh tăng hay giảm này không phải điều gì quá mới. Vậy tại sao ở những “chu kỳ” trước không xảy ra tình trạng các cây xăng hết hàng hay bỗng nhiên đồng loạt lăn đùng ra trục trặc?

Rõ ràng, nếu chỉ đổ cho doanh nghiệp muốn găm hàng, trục lợi là chưa toàn diện. Cô giáo cho rằng chính các doanh nghiệp cũng đang “dính đòn” vì đợt Covid-19 vừa rồi nên ở chu kỳ này họ muốn làm gì đó để góp phần vực dậy doanh thu nên phát sinh tâm lý hy vọng và chờ đợi.

Họ đợi gì ngoài việc chấm dứt những ngày lỗ triền miên vì giá xăng dầu trên thế giới đồng loạt giảm? Thế nhưng nguồn thu “dự báo tăng” đó bỗng nhiên bị sụt giảm vì khách hàng ùn ùn đi tích trữ, thì nếu làm doanh nghiệp, các em có khoanh tay ngồi yên chịu trận hay không?

Đúng là rất khó để đòi hỏi người tiêu dùng phải thông cảm cho doanh nghiệp. Tóm lại là kinh doanh thì đừng chơi chiêu bài “thông cảm”, “xin xỏ” làm gì. Nhưng nếu nói về cơ chế thị trường thì câu chuyện kinh doanh lâu bền cũng lại phải nói về văn hoá và cảm xúc.

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long trả lời phỏng vấn trên chương trình Tiêu dùng 24h

Nếu chỉ mang “luật” ra cư xử với nhau thì cuối cùng mất hết đi tình nghĩa. Thành ra tôi đúng anh sai hoặc tôi sai anh đúng. Và cuối cùng bên nào cũng sẽ tổn thương, dù chẳng bên nào đúng hay sai toàn bộ.

Báo chí hay dùng từ “cuộc chiến” trong những mâu thuẫn kiểu này. Nào là cuộc chiến giành lại vỉa hè cho người đi bộ. Cuộc chiến bản quyền. Cuộc chiến khẩu trang. Rồi giờ lại có cả cuộc chiến giá xăng dầu. Với tâm lý coi việc kinh doanh là “cuộc chiến” thì lập tức doanh nghiệp và khách hàng bị đẩy vào thế đối đầu thù nghịch.

Ở góc nhìn lời lãi thì dường như cây xăng đúng hơn một chút. Ở góc nhìn quyền lợi thì hình như khách hàng cũng chẳng sai. Nhưng vì là cuộc chiến, thì tựu chung cuối cùng sẽ có một bên trở thành bên thua cuộc.

Tư tưởng này đẩy khách hàng và doanh nghiệp về 2 chiến tuyến. Lúc nào cũng nhìn nhau đằng đằng sát khí thì rất khó tìm ra được tiếng nói chung để cả hai bên cùng có lợi. Tiến trình này phải thay đổi từ thắng thua qua thành hiểu – đồng cảm rồi chia sẻ.

Chúng ta ko thể có một xã hội được xây dựng dựa trên thù hằn. Ko thể có một nền kinh tế khoẻ mạnh dựa trên thù địch. Phải hiểu nhau trước đã. Anh nghe tôi nói hết để hiểu cái khó của tôi. Rồi đến tôi nghe anh nói để biết cái khổ của anh. Sau đó không cần thông cảm cho nhau cũng không sao. Nhưng ít nhất còn có cơ hội để nhìn ra cái hướng cả 2 bên cùng thắng.

Xem full quan điểm của chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long trên chương trình Tiêu dùng 24h tại đây.


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Hiểu để cảm thông
Một chốn bình yên giữa chợ đời

Your email address will not be published. Required fields are marked *