Please log in or register to do it.

Có một số người, rất thích ngồi ở nhà và lên Internet hóng thông tin về tướng Giáp, miệt mài thay đổi cover, thay đổi avatar, share mọi thể loại bài viết liên quan đến tang lễ của Ông.

Có một số người, rất thích tới những nơi đông người như căn nhà số 30 Hoàng Diệu, nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, khu vực Tràng Thi, Cột Cờ… để trực tiếp tham gia vào lễ viếng và lễ an táng của Ông.

Hai “số người” đấy hợp lại thành một “đám đông”. Và dù bất cứ lý do gì, việc làm của đám đông này cũng góp phần lớn vào việc thổi bùng không khí tiếc thương ở cả trên Internet lẫn ngoài đời thực.

Đó là một việc làm tạo ra hiệu ứng tích cực. Ít nhất là trên phương diện truyền thông.

Thế nhưng, khi đám đông mặc áo có hình cờ đỏ trên người, đeo băng tang đen trên ngực và cầm bông cúc vàng ở tay bắt đầu quay ra lên án và chỉ trích những người khác chỉ vì họ hành xử không giống như-mình-kỳ-vọng thì sự lố bịch bắt đầu.

Một đám đông khác thì để avatar cờ rủ, hay là hình quảng trường Ba Đình và phần lớn là hình tướng Giáp, nhưng không phải để tưởng nhớ Ông với không khí trang nghiêm mà để đi… comment chửi lộn. Hoặc nhẹ hơn là ném đá, chỉ trích lẫn nhau và chỉ trích chính quyền. Chỉ vì một việc đương nhiên phải làm là ra công văn nhắc nhở hạ cờ rủ khi… hết quốc tang!

Trong khi vừa mới đây thôi, đám đông vẫn khóc than rên rỉ rằng thương Ông quá, nhớ Ông nhiều và quyết tâm ngút trời phát huy bài học của Ông. Bài học về sự đoàn kết, yêu thương và xích lại gần nhau của toàn dân tộc.

Có khi nhẫn để yêu thương.
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan.
Có khi nhẫn để vẹn toàn.
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau.

Thiết nghĩ, nếu thực lòng muốn phát huy bài học mà Ông dạy, cũng mong đám đông nên bình tĩnh, giữ gạch đá dao kiếm lại trong người, chờ thêm một vài ngày nữa hoặc chí ít cũng hạ hình avatar của Ông xuống rồi hẵng xung phong lên tiếp tục chém giết nhau như vậy.

Vì sát khí ngút trời thì rất bất lợi cho vong linh người đã mất, và cũng hoàn toàn trái ngược với tâm ý của Ông dành cho dân tộc.”
Có một số người, rất thích ngồi ở nhà và lên Internet hóng thông tin về tướng Giáp, miệt mài thay đổi cover, thay đổi avatar, share mọi thể loại bài viết liên quan đến tang lễ của Ông.

Có một số người, rất thích tới những nơi đông người như căn nhà số 30 Hoàng Diệu, nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, khu vực Tràng Thi, Cột Cờ… để trực tiếp tham gia vào lễ viếng và lễ an táng của Ông.

Hai “số người” đấy hợp lại thành một “đám đông”. Và dù bất cứ lý do gì, việc làm của đám đông này cũng góp phần lớn vào việc thổi bùng không khí tiếc thương ở cả trên Internet lẫn ngoài đời thực.

Đó là một việc làm tạo ra hiệu ứng tích cực. Ít nhất là trên phương diện truyền thông.

Thế nhưng, khi đám đông mặc áo có hình cờ đỏ trên người, đeo băng tang đen trên ngực và cầm bông cúc vàng ở tay bắt đầu quay ra lên án và chỉ trích những người khác chỉ vì họ hành xử không giống như-mình-kỳ-vọng thì sự lố bịch bắt đầu.

Một đám đông khác thì để avatar cờ rủ, hay là hình quảng trường Ba Đình và phần lớn là hình tướng Giáp, nhưng không phải để tưởng nhớ Ông với không khí trang nghiêm mà để đi… comment chửi lộn. Hoặc nhẹ hơn là ném đá, chỉ trích lẫn nhau và chỉ trích chính quyền. Chỉ vì một việc đương nhiên phải làm là ra công văn nhắc nhở hạ cờ rủ khi… hết quốc tang!

Trong khi vừa mới đây thôi, đám đông vẫn khóc than rên rỉ rằng thương Ông quá, nhớ Ông nhiều và quyết tâm ngút trời phát huy bài học của Ông. Bài học về sự đoàn kết, yêu thương và xích lại gần nhau của toàn dân tộc.

Có khi nhẫn để yêu thương.
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan.
Có khi nhẫn để vẹn toàn.
Có khi nhẫn để tránh tàn sát nhau.

Thiết nghĩ, nếu thực lòng muốn phát huy bài học mà Ông dạy, cũng mong đám đông nên bình tĩnh, giữ gạch đá dao kiếm lại trong người, chờ thêm một vài ngày nữa hoặc chí ít cũng hạ hình avatar của Ông xuống rồi hẵng xung phong lên tiếp tục chém giết nhau như vậy.

Vì sát khí ngút trời thì rất bất lợi cho vong linh người đã mất, và cũng hoàn toàn trái ngược với tâm ý của Ông dành cho dân tộc.

Na Sơn - một thằng chụp hình mất dạy
Đừng mang bằng tiến sĩ ra nói chuyện xấu đẹp với nông dân

Your email address will not be published. Required fields are marked *