Please log in or register to do it.
Quan điểm của TS Đoàn Hương không sai nhưng chưa toàn diện và tổng quát về việc sử dụng tiếng Anh, giống như kiểu “thầy bói xem voi” – chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long Blackmoon bày tỏ.
TS Đoàn Hương nói về việc sử dụng tiếng Anh gây “bão” .

Mới đây, TS Đoàn Hương tham gia một cuộc hội thảo trên truyền hình bàn về việc có nên đề xuất tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2 hay không. Trong cuộc trò chuyện này, TS khoa học Đoàn Hương đã đưa ra nhận định: Nếu Việt Nam chỉ dồn vào tiếng Anh thôi thì không ổn.

“Thậm chí có người nói rằng, nước Anh không ở trong cộng đồng Châu Âu nữa thì tiếng Anh cũng sẽ không tồn tại, thế lúc đó người ta lấy gì làm chuẩn? Lúc đó tất cả ngôn ngữ của các nước tham gia cộng đồng Châu Âu chính là chuẩn mực, chính thống để giao tiếp. Nếu Việt Nam khước từ ngôn ngữ khác, mình khênh tiếng Anh sang đấy không ai nói, không ai sử dụng thì làm gì được” — TS Hương khẳng định.

Nhận định của TS Đoàn Hương tạo nên một cuộc tranh luận: Tiếng Anh có thực sự hết giá trị khi nước Anh ra khỏi cộng đồng Liên minh Châu Âu?

Trao đổi với PV Gia Đình Mới về vấn đề này, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long (Công ty Truyền thông Trăng Đen) cho rằng: Tuy tôi không phải là một chuyên gia về ngôn ngữ, nhưng tôi thấy ý kiến của TS Đoàn Hương chưa toàn diện, chưa tổng quát.

Việc nước Anh có tham gia cộng đồng Châu Âu nữa hay không chỉ nên nhìn nhận dưới khía cạnh coi như là 1 yếu tố để các quốc gia xét tới khi quyết định có sử dụng tiếng Anh hay không.

Trong quan điểm của TS Đoàn Hương có lỗ hổng ở chỗ: TS đang quy việc dùng hay không dùng Tiếng Anh ở 1 quốc gia vào duy nhất 1 lý do “nước Anh không tham gia Liên minh Châu Âu”. Như vậy là không đúng. Bởi 1 quốc gia họ căn cứ vào rất nhiều lý do để quyết định là dùng hay không dùng tiếng Anh chứ không phải chỉ mỗi việc nước Anh tham gia hay không tham gia cộng đồng Châu Âu nữa.

Lý do TS Đoàn Hương đưa ra có thể đúng với quốc gia này nhưng cũng có khi sai với quốc gia khác. Ví dụ: Có quốc gia họ cho rằng, vì chúng tôi ở trong Liên minh Châu Âu, và nước Anh cũng ở trong Liên minh Châu Âu nên đất nước chúng tôi dùng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2. Nhưng khi nước Anh không tham gia nữa thì chúng tôi không sử dụng tiếng Anh nữa.

Nhưng cũng có quốc gia họ không cho rằng, không cứ phải nước Anh tham gia cộng đồng Châu Âu thì họ mới sử dụng tiếng Anh. Việc một quốc gia quyết định sử dụng ngôn ngữ gì là ngôn ngữ chính là phải căn cứ vào nhiều yếu tố và có liên quan tới vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, tự tôn dân tộc…

TS Đoàn Hương đang phát biểu giống như kiểu “Thầy bói xem voi”, không sai nhưng cũng không toàn diện, không tổng quát.

Ngay cả trong khi một quốc gia không sử dụng tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ 2 thì cũng phải là cả 1 tiến trình hàng chục năm, chứ không thể là ngày 1 ngày 2.

Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng, việc sử dụng tiếng Anh là rất cần thiết, bởi việc học tiếng Anh giúp cho người học bổ sung kiến thức cho chính bản thân, cho xã hội và cho nền khoa học.

Tôi nghĩ tiếng Anh vẫn có sức hấp dẫn và giữ nguyên giá trị kể cả khi nước Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu. Bởi hiện nay, lượng người nói tiếng Anh trên thế giới quá đông, quá phổ biến. Người ta đôi khi không quan tâm tới việc nước Anh có ở trong Liên minh Châu Âu nữa hay không, mà người ta chỉ quan tâm tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế từ rất lâu rồi.

Trong câu phát biểu của TS Đoàn Hương gắn tiếng Anh với nước Anh, tôi cho rằng cũng chưa chuẩn bởi vì với rất nhiều quốc gia trên thế giới khi nói đến tiếng Anh người ta không coi đó là ngôn ngữ của nước Anh mà người ta nhìn nhận đó là ngôn ngữ chung của thế giới.

Nguyễn Ngọc Long được biết đến là người sáng lập ra Truyền thông Trăng Đen (2013). Đây là câu lạc bộ dành cho những người yêu thích truyền thông xã hội đầu tiên tại Việt Nam.

Blogger truyền thông xã Nguyễn Ngọc Long thường đăng tải những bài viết về cuộc sống, các vấn đề xã hội và được cộng đồng đặc biệt yêu thích, ủng hộ. Đặc biệt anh còn tham gia rất nhiều các chương trình truyền cảm hứng cho bạn trẻ, các bạn sinh viên mới ra trường và được đánh giá khá cao.


Nguồn: Báo Gia Đình Mới

Vấn đề nhỏ không trở thành bài học lớn
Em trai

Your email address will not be published. Required fields are marked *