Please log in or register to do it.

Cuối năm 2014, để đối phó với nạn cướp giật ở Sài Gòn, công an đã có “sáng kiến” đi phát tờ rơi nhằm cảnh báo mọi người. Đặc biệt là khách du lịch.

Nội dung tờ rơi của Công an TP Hồ Chí Minh phát cho khách du lịch

Việc làm đáng biểu dương này, sau đó bị một số ý kiến cho là “bôi nhọ đất nước” và dè bỉu chê bai.

Khi ấy, trả lời anh Nguyễn Văn Cường báo infonet, cô giáo có bênh các anh công an, trả lời rằng đây là việc nên làm. Dù rằng nó chưa thực tốt, vì dù sao công an cũng không phải là người làm truyền thông chuyên nghiệp.

Vậy làm sao để tốt hơn? Hãy thử thay đổi nội dung, hình ảnh, phương cách tiếp cận để các vật phẩm truyền thông có thể thu hút sự quan tâm của mọi người và được đón nhận “tự nhiên” hơn nữa.

Ở khía cạnh đó, công an Hải Nam (Trung Quốc) mới đây đã chứng minh cho thế giới thấy, họ là những người có kỹ năng truyền thông điêu luyện vô cùng.

Nhằm truy nã một băng đảng mafia khét tiếng, họ có ý tưởng in hình nhóm này lên một… bộ bài tây.

Việc in hình ảnh tội phạm lên bộ bài tây của công an Trung Quốc rất hiệu quả (Hình:
Haian Daily)

Và thế là, tất tần tật thông tin cá nhân, hình ảnh, tội trạng của nhóm này được len lỏi vào tới từng hang cùng ngõ hẻm. Chưa kể, vì sự độc đáo của tờ “truy nã” thông minh, nó còn viral ngay tức khắc trên weibo.

So với cách đưa thông tin truyền thống trên báo chí, TV hay website, cách làm mới này mang nhiều “hơi thở cuộc sống” hơn. Khiến người dân có lý do để đọc nó kỹ hơn, tần suất đọc lâu hơn, ghi nhớ tự nhiên hơn.

Nói vui là, càng nhiều người mê bài bạc, tội phạm càng giảm mạnh, nhất là trong dịp đầu xuân năm mới!

Kết quả, chỉ sau 31 tiếng từ khi bộ bài truy nã được tung ra, 27 “ngôi sao” ở lá bài đã chủ động ra đầu thú.

Tuyệt chiêu đầu của chiến sĩ công an
Là bộ bài tây in hình tội phạm
Chỉ cần đúng cách, đúng nơi, đúng chỗ
Những vật tầm thường cũng biết truyền thông

(Cô giáo chế theo bài thơ Đôi Dép)

Đó là một thành tích đáng học tập của công an ở tít bên Trung Quốc. Còn nhiệm vụ của các em là đọc bài cho thật ngấm, rồi vắt óc nghĩ coi với đối tượng khán giả các em đang muốn truyền tải thông tin, những vật “tầm thường” nào sẽ khiến họ muốn đọc muốn xem một cách tự nhiên với tần suất thường xuyên nhé?

Chú ý đừng comment việc in thông điệp lên tiền, vì vừa phạm luật mà vừa “đơn giản” quá.


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long

Cái khó của Ngô Thanh Vân và bẫy truyền thông trong phim "Hai Phượng"
Làm tốt 2 chữ này, việc truyền thông nội bộ của tổ chức nào cũng hiệu quả gấp 10 lần

Your email address will not be published. Required fields are marked *