Nhà xuất bản Hội blog nhảm nìn phát hành toàn quốc từ ngày 09/05/2009
(Post lại để chúc mừng Hà Thị Cối – Tức nhà báo Mẹ Thóc Gạo)
“Tôi có nhu cầu phải kể hết đời mình, không giấu giếm bất cứ điều gì, ngay cả những điều mà người ta có quyền giữ im lặng, với một người nào đó” – Hà Sơn, ngôi sao sáng một thời của hội động vật quý Việt Nam, đã viết như vậy ngay từ những dòng đầu tiên trong tự truyện của mình.
Chương 1 – Sơn ơi, Sơn là ai?
Hà Sơn là bí danh trong hoạt động cách mạng của cô gái Nguyễn Thị Sơn Hàn, mắt lé miệng hô, quê Nam Định. Cô đã trải qua một tuổi thơ… không hoành tráng, không đặc biệt nên… không có gì để viết. Thời sinh viên của cô cũng nhạt như nước ốc, cái loại ốc 2 nghìn rưỡi một cân bán đổ bán tháo ở chợ Mơ trên thủ đô Hà Nội (mà xóm nhà báo mới rủ nhau đi mua tập thể – để được đít cao – về mút mát buổi tối ngày hôm qua).
Sơn Hàn đã trải qua một vài mối tình có yếu tố nước mắm nhưng cuộc sống chẳng cải thiện được bao nhiêu. Vô vị rốt cuộc thì vẫn hoàn vô vị. Tốt nghiệp Đại học ngoại ngữ khoa tiếng… thét giữa đêm khuya, cô hí hửng xin vào làm một chân đi hù dọa trẻ con cho tập đoàn chăm sóc bà mẹ trẻ em Về Nhà Ngay (website Vi En En chấm Vi En). Nhiệm vụ của cô hàng ngày vô cùng đơn giản: đi đến từng gia đình, hỏi thăm những đứa trẻ lười ăn, trợn cái mắt lé, lè cái miệng hô của mình ra và… thét. Thét đến khi tụi trẻ con sợ khóc thét lên là thành công. Vì khi ấy cái miệng tụi nó sẽ mở ra hết cỡ, cô chỉ cần móc cái phễu thủ sẵn trong người ra tống cơm vào như người ta nhồi vịt. Cũng may trời thương, ban cho cô một ngoại hình ma hờn quỷ khóc với hình dáng tương đối “Đao Trì Thánh Nữ, Ngộ Chữ Thần Thâu”, phục vụ đắc lực cho công việc.
Thời gian như bóng câu lướt qua cửa sổ, cô Sơn Hàn trải qua mười mấy mùa chè chai lông vịt với biết bao thăng trầm cuộc sống mà vẫn phòng không chiếc bóng. Cô trông mong đến một ngày gặp được bạch mã hoàng tử cỡi chổi đến bóc tem nhưng mong chờ trong vô vọng. Thì cô cũng có kinh…
… qua dăm bẩy cuộc tình chóng vánh nhưng không có mối tình nào trọn vẹn (tất nhiên chứ).
Người tình đầu tiên là chàng Đỗ Tư Đông mặt thoa da phấn, sức khỏe phi thường. Người tình thứ hai là ông vua dầu khí Lê Quốc Hồ tiền nhiều như nước, đức độ vô song. Nhưng không hiểu làm sao, bản mặt đao trì của cô cũng không không ngăn nổi cánh chim giang hồ, lần lượt hết chàng này đến chàng kia rủ nhau quất ngựa truy phong, phi thẳng vào nhà đá. Đời cô đã nhạt lại càng thêm nhạt, tóc bù xù hơn, mắt lồi nhiều hơn, răng hô nguyên hàm. Người đời ác miệng gán cho cô biệt danh Sát Thủ Olay. Cô buồn lắm, khóc đến ngập nhà ngập cửa, gây ra cơn bão Chanchu hồi nửa năm về trước.
Chương 2 – Chỉ tại ông Mèo Mun
Những tưởng đời cô đã vào ngõ cụt, sắp sửa được đưa lên thành gương sáng điển hình minh họa cho điển tích “XẤU MA CHÊ QUỶ HỜN” trong từ điển, ai ngờ cuối đường hầm còn có ước mơ. Trong một lần họp fan cờ lắp của ca sĩ Tùng Dương, cô đã gặp người đàn ông của đời mình, một người mà – khi ấy – cô không ngờ đã làm thay đổi suy nghĩ của cô suốt cuộc đời còn lại, một người đã mang đến cho cô ánh sáng của sự tự tin và niềm hy vọng. Vâng, đó chính là đại đức Mèo Mun – kẻ đã cứu vớt cuộc đời sát thủ olay của cô gái Sơn Hàn.
Vừa gặp Mèo Mun, cô Hàn lấy hai tay bụm miệng lại, mắt sáng long lanh như một con thiếu I-ốt rồi cô thảng thốt la lên: TỔ SƯ, XẤU GÌ MÀ XẤU THẾ?????? ÔI NÀY, ĐÉO GÌ, ĐÂY CHẾT NGẤT ĐẤY!!! Ngay lập tức, sự kiện chấn động thế giới này được các hãng thông tấn lớn của thế giới như CNN, BBC, FOXNews, ABC, nhacSO.net, Reuter… đồng loạt đưa tin. Họ bình luận sự kiện “Đao Trì Thánh Nữ, Ngộ Chữ Thần Thâu” kiếm được một người xấu hơn mình có ý nghĩa kinh tế và chính trị vô cùng to lớn. Hội chữ thập đỏ quốc tế thì nói sự kiện này mang tính nhân văn cao. Về phía mình, cô gái Sơn Hàn tỏ ra vô cùng phấn khích, mặc cho Hiệp hội bảo vệ sinh vật quý hiếm hủy quyết định đưa tên cô vào sách đỏ.
Từ ngày gặp Mèo Mun, cô Sơn Hàn vui lắm. Cô ngửi thấy ở anh cái vị 10 năm không tắm, tựa hồ như một chai nước mắm di động, bổ sung hoàn hảo cho cuộc sống ốc luộc 2 nghìn rưỡi của cô. Sơn Hàn cũng thấy tự tin hơn vì khi đi chung với nhau, người ta luôn miệng khen cô đẹp. Đời là thế đấy, cái đẹp luôn luôn tương đối. Và trong một hoàn cảnh trớ trêu nào đó, đẹp có nghĩa là xấu xa thảm hại còn xấu mang nghĩa xấu kinh hoàng vô đối . Cô may mắn rơi vào trường hợp đầu tiên.
Chương 3 – Cuộc đời buồn của Sơn
Cuộc gặp gỡ của đại đức Mèo Mun và cô gái Sơn Hàn tưởng như vô tình mà lại đầy chủ ý. Tất nhiên, chú ý đó là chủ ý của ông trời. Người đời thường nói “trâu tầm trâu, ngựa tầm ngựa” quả thực không sai. Có nhiều buổi chỉ có hai đứa với nhau, cô trìu mến nhìn Mèo Mun thủ thỉ “em yêu quý ơi, em là bát nước mắm Cát Hải, mang trong mình vị mặn mòi của biển…”. Mèo Mun vừa ngoáy mũi vừa ngáp: “Dư lào? Không, em chỉ là cái cây khều ốc thôi mà” .
Mà nghĩ cũng đúng. Từ hồi kết thân với đại đức Mèo Mun, cuộc sống của Sơn Hàn cũng đâu có gì thú vị? Ngày trước, một mình cô là ốc, tung tăng bơi lội trong một bát ô tô nước thì đúng là vô cùng nhạt. Giờ có thêm một “con ốc” nữa vào bơi chung, bát nước vẫn nhạt như thường. Có đứa ác miệng còn khen chị em cô nhạt đắp-bồ, nhạt bình phương! Có chăng là đi chung với nhau, cái xấu nhiều của Mèo Mun khều cái xấu ít của Hà Sơn ra cho thiên hạ ngắm thì họ khen Hà Sơn đẹp. Vậy thôi, nhưng cô vui lắm.
Nhớ có một chiều, Mèo Mun rủ Sơn Hàn đi ăn chân gà nướng. Lâu rồi không nhớ, hình như nó nằm gần khúc chùa Bộc đi lên. Lúc ấy vào khoảng 5 – 6h chiều, quán đông khách lắm. Hai chị em ăn như điên, liền tù tì một lèo hết 100 chiếc chân gà nướng. Đến khi ngẩng mặt lên thì quán không còn một ai. Mèo Mun dõng dạc kêu chủ quán ra tính tiền. Bà chủ quán nghe khách quý kêu thì xồ xề chạy tới, vừa nhìn thấy khách, bà thất thanh la lên:
– Cơ khổ, từ khi hai vị vào quán cứ cắm mặt xuống ăn, em có nhìn rõ ràng đâu ạ. Thế ra chư vị đây là Đao Trì Thánh Nữ, Ngộ Chữ Thần Thâu và Đại Đức Mèo Mun phải không ạ? Cơn gió nào rung hai vị rụng xuống đây?.
– Là sao? Ý mụ nói hai chúng ta là ô mai sấu đấy à?
– Ấy chết, em nào dám nói thế. Ý em là quán em không còn đường với đá, không dầm được đâu ấy ạ.
– Rõ ràng bà muốn ám chỉ chúng tôi là hai quả sấu.
– Không đâu ạ, quán này xì tin lắm, quan trọng là có tiền thôi, có tiền rồi thì xấu đẹp gì cũng dầm được hết, hí hí.
– Này, bà nghĩ sao mà nói chúng tôi không có tiền trả cho bà? Nhìn lại mặt hàng con này đi nhé, “một nháy” cũng có vài trăm đô để đắp vô cái bản mặt thớt của bà nha.
Mèo Mun quay qua Sơn Hàn ngơ ngác:
– Chị ơi, một nháy là cái gì hả chị, em không hiểu?
– Là ra Hồ Tây đi khách đó em.
– Là chị em mình đi ra Hồ Tây dọa ma người ta rồi cướp tiền hả chị? Cô giáo em nói, cướp tiền của người khác là không tốt. Còn dùng sắc đẹp của mình để uy hiếp người khác là vô liêm sỉ. Thôi chị đi một mình đi nha.
– Trời ơi không phải thế. Em không hiểu gì hết. Thôi, tóm lại là chị nói chơi thôi, chị để quên tiền ở nhà rồi, em trả tiền bữa ăn này nhé. Em có mang tiền theo không?
– Tất nhiên là không chứ.
Bà chủ quán xen vào:
– Thôi được. Hai vị không có tiền cũng không sao, vì dù gì, hai vị cũng là những người nổi tiếng, có công xách đít đến quán này là quý hóa rồi. Tôi sẽ free bữa ăn cho hai vị, với một điều kiện. Tôi nghe nói, cô Sơn Hàn này là phóng viên, vậy xin cô hãy làm tặng tôi câu thơ để tôi làm kỷ niệm.
– Tưởng gì chứ thơ là chuyện nhỏ. Hôm trước, tôi và cậu em đây làm quen nhau trong quán nước, để tôi đọc đôi câu lục bát về buổi gặp gỡ đầy chất thơ đó vậy.
Nói rồi, Hà Sơn dõng dạc: “Liên hoan có bánh có chuồi / Ta đi ta nhớ cái… buổi hôm nay”. Bà chủ quán lắc đầu lè lưỡi, tiếp chiêu: “Nghe thơ cô đọc hết hồn / Xin mời cô để cái… xe lại đây”.
Tất nhiên là không đời nào Sơn Hàn chịu để con xe yêu quý lại. Cô dặn dò Mèo Mun một số thứ rồi lặng lẽ thẳng hướng Hồ Tây dợm bước. Còn lại một mình, Mèo Mun lẩm bẩm: “Người lớn buồn cười thật, có mỗi việc làm thơ cho đúng vần đúng điệu mà làm cũng không xong”.
Ai ngờ, cuộc đời lộng lẫy của cô chỉ vì một bữa chân gà nướng mà xuống dốc!
Chương 4 – Những ngày khổ luyện
Luyện ở đây là luyện kỹ năng máy tính và cách thức hòa nhập với cuộc sống có hai người. Đại đức Mèo Mun tuy bản tính ngớ ngẩn và ngoại hình xấu xí nhưng lại có đức tính tốt là thật thà, tốt bụng. Cộng thêm cái khoản công nghệ thông tin thuộc hàng cao thủ nên giúp ích được cho Hà Sơn nhiều lắm.
Hà Sơn thì khác, cô dốt đặc cán mai về máy tính, nhưng bù lại cái khoản chăm chăm chỉ học hành. Có lần cô tìm hình minh họa cho bài viết, đưa vô photoshop để chỉnh sửa mà không biết phải làm sao. Cô gọi cho Mèo Mun để mong trợ giúp. Mèo Mun nói cái này làm dễ ẹc, chỉ cần lấy cục tẩy (gôm) ở góc trái màn hình tẩy đi một chút là được rồi. Mà khổ nỗi khi ấy cô không có tẩy, phải chạy qua bàn làm việc của sếp hỏi xin cục tẩy. Ông sếp hỏi “Em lấy tẩy làm gì?”, cô thật thà trả lời “Để em chình hình trong photoshop”. Thế mà, tự nhiên hai ngày sau cô bị cho về hưu sớm.
Tự dạo thất nghiệp, cô có nhiều thời gian rảnh nên chịu khó qua công ty của đại đức Mèo Mun chơi. Hôm ấy cô qua, thấy Mèo Mun khác khác. Cô lấy làm lo lắng hỏi han đủ thứ mà Mun chẳng chịu trả lời. Gặng hỏi mãi Mèo Mun mới nói “Em thấy trong phòng có cái đĩa phim, em bật lên coi thử mà em thấy film này kỳ lắm chị ơi, em coi hoài mà không hiểu gì hết, em buồn quá hà”. Sơn Hàn nói Mèo Mun bật phim lên cho cô coi thử. Màn hình vừa hiện lên là cô điếng người, nhưng cô nhanh chóng lấy lại tinh thần và nói:
– Có gì mà không hiểu hả em? Phim này nói về chuyện “chăn gối”. Đây là mùa đông, cô kia đi ngủ mà không có chăn nên phải… “đắp” anh này lên người để ngủ cho ấm.
– Thế sao đến đoạn sau anh đó lại “đắp” cô kia lên người hả chị? Vậy ai là người, ai là chăn, em không hiểu gì hết?
– Thì đến lúc đó là mùa xuân, cô ấy hết lạnh rồi, “trải” anh kia ra làm nệm, nằm lên là đủ ấm. Không cần “đắp” nữa.
– Ủa vậy hả? Nhưng sao phim này kỳ quá hà. Hết đông rồi tới xuân, rồi lại đông, rồi lại xuân? Chứ mùa hè và mùa thu đâu, sao em không thấy?
– Phim này đóng ở trong TpHCM, trong đấy chỉ có hai mùa là mùa đông và mùa xuân thôi, không có 4 mùa như ở ngoài bắc mình đâu em ạ.
– Thế ạ? Nhưng em vẫn chưa hiểu cái đoạn mà thỉnh thoảng cô gái lại “cắn” lên cái nệm?
– Thì… cô ấy ngứa. Cô ấy cắn rận (rệp). Mà sao em hỏi nhiều thế?
– Hu hu, sao chị mắng em? Em chỉ muốn biết thôi mà. Thôi em chỉ hỏi một câu nữa thôi. Sao cái mùa đông ở gần cuối phim ấy, cô gái lại vừa ngủ vừa đọc báo? Cô giáo em nói nằm ngủ mà đọc báo là bị mù mắt đấy.
– Cô giáo em toàn nói linh tinh. Mù làm sao được mà mù. Với lại… báo đấy hay, đọc vào không mù đâu.
– Báo đấy là báo gì hả chị? Em cũng muốn đọc như cô ấy.
– Thôi mệt em quá, báo gì làm sao chị biết được. Đưa đĩa đây để chị về xem kỹ mới trả lời em được.
…
Buổi tối hôm sau, Mèo Mun lang thang lên mạng chat thì gặp cô Lan – em gái của Sơn Hàn. Mèo Mun lao vào chat:
– Chào Lan, khỏe không?
– Chào Mun, Lan khỏe. Đang làm gì đấy?
– Đang… chat nè. Lan ơi cho Long hỏi, chị Sơn ở nhà ngủ có hay… “đắp chăn” không?
– Có. Hôm nào ngủ mà chẳng đắp chăn?
– Vậy hả? Đắp cả mùa hè và mùa thu luôn hả?
– Chứ sao, nhà Lan có máy lạnh mà, nằm nệm đắp chăn quanh năm ngày tháng luôn.
– Trời. Vừa “nằm nệm”, vừa “đắp chăn” hả??? Chắc mệt lắm phải không Lan?
– Không. Mệt gì mà mệt, sướng lắm. Ngủ ngon luôn.
– À, sướng lắm phải không? Vậy Long hiểu rồi. Thế mà hôm trước chị Sơn không nói rõ cho Long hiểu. Mà sao giờ này Lan không ở nhà ăn cơm lại ra mạng chat làm chi?
– Thì tính đi đổ rác rồi về ăn cơm.
– Ủa, mọi hôm chị Sơn đổ rác mà sao hôm nay lại bắt Lan đi đổ rác?
– Lan không biết nữa Long ơi, chị Sơn bắt Lan đi đổ rác rồi đóng kín cửa lại ở trong phòng coi cái gì đấy. Lan đổ xong rồi về gọi cửa chị không mở, kêu Lan là đổ nữa đi. Mà Lan đâu có biết kiếm rác ở đâu ra mà đổ hoài như thế. Lan đổ hết rác cho nguyên khu tập thể rồi đấy, không biết làm gì đành ra mạng chat đây này.
– À Long biết rồi. Chắc chị Sơn đang xem phim “chăn gối” để giúp Long tìm xem cô gái trong phim đang đọc báo gì ấy mà.
– …
– buzz. buzz. Lan ơi Lan đâu rồi?
(Trích đoạn thôi, còn nhiều lắm)
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long’s Facebook – May 09, 2013 at 05:06PM)