Please log in or register to do it.

Đây là nội dung Nguyễn Ngọc Long Blackmoon nhận được từ một người khá có tiếng trong lĩnh vực di động. Công ty của anh này cũng làm việc rất thân thiết với các đối tác “tàu khựa”. Thế nên, cảnh báo này khiến mình “quan tâm sâu sắc”.

Sau khi tìm hiểu, mình rút ra được một số kết luận như sau:

1- Đúng, wechat là một sản phẩm mang tầm chiến lược của Tencent, với tham vọng “thay thế” Facebook trên môi trường mobile (nơi mà Facebook vốn chưa phải là kẻ thống trị và chiến thắng tuyệt đối như trên máy tính).

2- Tencent đang đầu tư rất rất nhiều tiền để marketing cho Wechat tại thị trường Châu Á, chứ không chỉ tại Việt Nam.

3- Mỗi phần mềm, nhìn chung, đều có chính sách quy định về bảo mật và việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân của người dùng. “Tuy nhiên, đúng là em chưa coi kỹ việc này. Bây giờ anh cảnh báo thì em sẽ thử tìm hiểu” (nội dung mình tìm hiểu sẽ được chia sẻ ở phía dưới).

4- Cho dù thế nào thì ý thức cá nhân của mỗi người dùng cũng cần được nâng cao hơn, hoặc ít nhất là phải đặt ra vấn đề quan tâm đến câu hỏi thông tin cá nhân của mình đang được ai thu thập, sử dụng và sử dụng ra sao? “Ai” đó có đáng tin hay không?

5- Theo một nguồn tin giấu tên từ lực lượng An Ninh tiết lộ với Nguyễn Ngọc Long Blackmoon thì cách đây mấy năm, đã có những họp bàn và cảnh báo về việc điện thoại rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam. Mọi người lo ngại về việc “những con chip có xuất xứ tứ người bạn tốt” len lỏi, nghe ngóng và ghi lại toàn bộ hoạt động thường ngày của mọi người dân Việt Nam. Mối lo ngại này còn tăng cao khi các tập đoàn, công ty công nghệ lớn của Việt Nam liên tục tung ra nhiều thương hiệu máy tính, máy tính bảng, điện thoại giá rẻ… made in Việt Nam nhưng thực chất là thân sâu hồn bướm, cái lõi hoàn toàn là đồ tàu khựa, họ chỉ mua về và gắn thương hiệu Việt vào đó mà thôi.

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon đặc biệt quan tâm đến sự kiện Viettel công bố sản xuất điện thoại và smartphone giá rẻ. Lục tìm lại trên mạng thì đọc được bài viết trên Dân Trí xác nhận việc này, trong đó một đoạn như sau: “… không giống như các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt khác, các kỹ sư của Viettel đã làm từ khâu thiết kế, chọn linh kiện, vẽ vi mạch, sơ đồ nguyên lý, sau đó tự sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh. Các quy trình sản xuất thiết kế của Viettel tuân thủ theo đúng quy trình mà các hãng công nghệ tên tuổi trên thế giới làm”. Nguyễn Ngọc Long Blackmoon cho rằng mấu chốt vấn đề ở đây nằm ở câu “không giống như các sản phẩm điện thoại thương hiệu Việt khác”. Tức là Viettel tự sản xuất từ A đến Z?

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon mang câu hỏi này đi hỏi một đại diện truyền thông của Viettel và nhận được thông tin khá bất ngờ (và rất vui) rằng Viettel thực sự đã đi mua từng con diot, từng chiếc đèn led, từng miếng nhựa về… rồi tự thiết kế bảng mạch, tự đưa vào dây chuyền lắp ráp và sản xuất ra hình hài một chiếc điện thoại di động made in Vietnam đúng nghĩa (y như sản phẩm DCOM 3G hiện có).

Thực ra, với người dùng cuối, việc này chẳng có giá trị gì với họ. Nhưng Nguyễn Ngọc Long Blackmoon cho rằng nó có ý nghĩa rất lớn về việc an ninh. Khi sử dụng một chiếc điện thoại Viettel (dự kiến ra mắt vào cuối năm nay), chắc chắn mọi thông tin vào, ra đều nằm trong tầm kiểm soát của Việt Nam, thay vì một phần Trung Quốc.

Đó là những nỗ lực, “hy sinh” thầm lặng của Viettel mà rất khó truyền thông một cách hữu hiệu ra ngoài, vì các vấn đề liên quan đến ngoại giao chẳng hạn. Rõ ràng việc này là vô cùng nhạy cảm.

Nguồn tin từ một vị Giám đốc Viettel thị trường nước ngoài cũng nói với Nguyễn Ngọc Long Blackmoon rằng Viettel có xây dựng một mạng điện thoại dành riêng cho những quan chức cao cấp và trọng yếu trong văn phòng chính phủ để đảm bảo an toàn trong liên lạc nhưng phía Viettel từ chối bình luận hay xác nhận thông tin này với Nguyễn Ngọc Long Blackmoon. Tuy nhiên, khoảng 2 phút sau thì bên Viettel có gọi lại và nói rằng “Viettel là mạng viễn thông của Quân đội. Bên cạnh chức năng làm kinh tế thì Viettel còn có trách nhiệm đảm bảo an ninh quốc phòng cho nhân dân. Và Viettel sẽ làm mọi biện pháp cần thiết để thực thi việc đó”.

6- Dù đã tìm rất kỹ nhưng Nguyễn Ngọc Long Blackmoon không thấy bất cứ điều khoản sử dụng dịch vụ nào được lưu trong phần mềm wechat dành cho iOS – cụ thể là iPhone 4 mà Nguyễn Ngọc Long Blackmoon đang sử dụng. Nó chỉ có một phần “Notices” thông báo và trả lời một số câu hỏi chung chung. Lọ mọ lên tới website của phần mềm này thì Nguyễn Ngọc Long Blackmoon tìm được thỏa thuận về việc thu thập, sử dụng thông tin cá nhân.

Cũng như hầu hết tất cả các bản thỏa thuận khác, đơn vị cung cấp dịch vụ sản phẩm (ở đây là Tencent) luôn nắm giữ quyền quyết định cao nhất về việc họ toàn quyền thu thập, sử dụng thông tin cá nhân của người dùng và sử dụng vào những mục đích riêng / chung. NHƯNG ĐIỂM ĐẶC BIỆT TRONG BẢN THỎA THUẬN NÀY LÀ TENCENT CÓ QUYỀN CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG CHO CÁC BÊN THỨ 3 MÀ KHÔNG CẦN (KHÔNG THẤY ĐỀ CẬP) SỰ XÁC NHẬN HAY CHO PHÉP. Đó là khác biệt lớn nhất nếu đem so với bản thỏa thuận của Yahoo Messenger chẳng hạn.

Đặt trong bối cảnh ngoại giao và an ninh quốc phòng hiện tại (Trung Quốc ngang nhiên, trắng trợn mời thầu các giàn khoan dầu thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), rõ ràng việc sử dụng một sản phẩm như WeCHAT chưa tới mức nguy hiểm nhưng cũng không an toàn. Bằng những phân tích rất tâm huyết trên đây, Nguyễn Ngọc Long Blackmoon kêu gọi:

1. Các công ty truyền thông tại Việt Nam (ví dụ như trang mạng ngoisao.net của FPT) đang tiếp tay quảng cáo cho sản phẩm này phải có trách nhiệm tuyên truyền và cảnh báo một cách rõ ràng cho người dùng biết về việc thông tin cá nhân của họ sẽ bị thu thập và sử dụng thế nào, thay vì đặt các banner quảng cáo link thẳng qua trang web đích khuyến nghị cài đặt phần mềm.

2. Những ai đang và sắp sử dụng sản phẩm này, cần tự ý thức để quyết định những thông tin gì nên và không nên chia sẻ trong wechat.

3. Cộng đồng mạng giúp Nguyễn Ngọc Long Blackmoon chia sẻ, phát tán bài viết này đi càng nhiều càng tốt.

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon đã suy nghĩ RẤT KĨ, rằng “lời kêu gọi” này của mình có thể ảnh hưởng không ít thì nhiều đến hoạt động hợp pháp của Tencent và chiến dịch quảng bá sản phẩm của Tencent tại thị trường Việt Nam. Xét về mặt kinh doanh, việc làm này là “không nên”. Tuy nhiên, chúng ta cần thông qua hình thức này để – nếu có thể – gây sức ép và đề nghị Tencent phải có tiếng nói, chính kiến với chính phủ của họ. Vì Tencent là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc và phát triển nhanh nhất trên thế giới (http://on.fb.me/Mew1Qo). Nếu các doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Trung Quốc muốn được yên ổn làm ăn tại Việt Nam thì chính phủ của họ phải “đàng hoàng” (http://on.fb.me/MevLkt) và hành xử một cách có văn hóa.

Rất cảm ơn sự thấu hiểu và hỗ trợ từ các bạn!

via Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook

An nhiên
Tình yêu thương

Your email address will not be published. Required fields are marked *