Please log in or register to do it.

Xem phóng sự những giờ phút cuối cùng của Ông mà con không thể cầm được nước mắt. Xúc động nghẹn ngào, Ông ạ…

Ru giấc mơ của vị tướng già Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở

Lộc trời 103 năm sống vắt qua 2 thế kỷ, cả một cuộc đời binh nghiệp Ông cống hiến tất cả, hy sinh tất cả cho dân cho nước cho hạnh phúc ấm no – hòa bình của toàn dân tộc. Những giây phút cuối cùng, ông ra đi trong tiếng khoan khoan hò khoan Lệ Thủy trên dòng sông Kiến Giang dạt dào tình quê, tình người, tình đất.

Chắc là Ông an lạc lắm. Vì con như nghe được tiếng cười reo vui của ông trong mênh mông mây gió Quảng Bình lẫn trong tiếng nấc nghẹn ngào của toàn dân tộc.

Lá rụng về cội, đến khi gần đất xa trời, ai cũng đau đáu tấm lòng hướng về quê hương xứ sở. Ai cũng muốn được nằm trong vòng tay bao la hiền từ của đất mẹ bao dung.

“Chuyện kể rằng trước lúc người ra đi. Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế”. Còn trước khi Ông mất, Ông được các y bác sĩ và hộ lý bật cho nghe bài hát “Quảng Bình quê ta ơi…” ngọt ngào nhưng da diết. Và con giật mình tự hỏi, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, đâu là bài hát con muốn được nghe nhiều nhất?

Vì khắp cả Việt Nam mình, vùng đất nào khi đến con cũng quý cũng yêu, để rồi khi đi cũng thấy nặng lòng quyến luyến như nhau cả.

Bởi vì vùng đất nào cũng có những người bạn thân thương, những bà những mẹ, những cô những chú, những bác những dì, những chị những em… là người Việt Nam máu đỏ da vàng mình cả.

Bởi vì vùng đất nào cũng có những người con, người cháu đang nghẹn ngào trước linh cữu của Ông.

Vậy là đâu chỉ 103 năm, mà đến tận những phút cuối cùng và mãi sau này nữa, Ông vẫn có cách giúp cho cả dân tộc xích lại gần nhau, đoàn kết với nhau, yêu thương và gắn bó với nhau nhiều hơn nữa.

Ai rồi cũng có một bài hát của riêng mình, để đau đáu nhớ về những năm tháng tắm mát tuổi thơ trên dòng sông ngọt lành đất mẹ. Nhưng tất cả sẽ cùng hòa giọng hát chung Bài Ca Đất Nước để ghi nhớ bài học nghĩa tình mà Ông truyền dạy.

Ông ra đi
Và…
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên

Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn, gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa

Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu.

(Thơ: Anh Ngọc)

Nguyễn Ngọc Long Blackmoon viết ngày 11/10/2013. Đăng lại ngày 21/9/2014, nhân một năm ngày mất của Ông.

Bài phân tích sự cố Vietjet Air của Nguyễn Ngọc Long lên báo
Báo chí đưa tin ra mắt sách "Tử tế là"

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  1. Vì khắp cả Việt Nam mình, vùng đất nào khi đến con cũng quý cũng yêu, để rồi khi đi cũng thấy nặng lòng quyến luyến như nhau cả.

    Bởi vì vùng đất nào cũng có những người bạn thân thương, những bà những mẹ, những cô những chú, những bác những dì, những chị những em… là người Việt Nam máu đỏ da vàng mình cả.
    Oi lam minh Nho que huong ,dat nuoc…qua Long oi…Co gan de duoc ve ma cong hien de khong tui ho la nguoi con dat viet co cac bac la nhung vi nhan ma ca the gioi ton vinh nguong mo.

  2. Anh viết hộ cho tất cả những người dân Việt Nam muốn nói nhưng không biết phải nói gì. Cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Long, bài viết mang nặng tình cảm chân thành, sâu sắc.

  3. Anh viết hộ cho tất cả những người dân Việt Nam muốn nói nhưng không biết phải nói gì. Cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Long, bài viết mang nặng tình cảm chân thành, sâu sắc.

  4. ờ nhỉ……"Và con giật mình tự hỏi, trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, đâu là bài hát con muốn được nghe nhiều nhất"?

  5. Cảm ơn Nguyễn Ngọc Long. Một bài viết rất chân thành, giàu cảm xúc, nó đã chạm được đến trái tim của tất cả những ai đã từng có bài hát của riêng mình hoặc đang đi tìm bài hát đó. Đây là một bài viết khác biệt trong rất nhiều những bài viết về Bác Giáp thời gian này.