Please log in or register to do it.

>> Bài viết đăng trên Baomoi.com

>> Bài viết đăng trên báo Dân Việt

Mấy hôm nay, cô giáo từ chối trả lời phỏng vấn báo chí liên quan đến tranh cãi xung quanh phim Vợ Ba. Không phải vì ngại đụng chạm, mà vì cô thấy chẳng có gì để mà tranh cãi.

  • Phim có nghệ thuật không? Cô không quan tâm lắm.
  • Phim có được nhiều giải thưởng không? Cô cũng chẳng quan tâm luôn.
  • Phim mô tả cảnh thủ dâm, hôn đồng tính, cảnh giường chiếu địt bọp, nhân vật nam liếm láp ăn trứng trên bụng nhân vật nữ 13 tuổi (nhân vật trong phim) có tởm lợm không? Cô cũng không ý kiến.

Vì tất cả những điều đó là PHIM. Mà phim thì không phải là đời. Chẳng có gì để mà tranh cãi. Ai có quan điểm thế nào cứ giữ nguyên như thế.

Cre: cảnh sex trong phim, chụp màn hình

Tất nhiên, nếu các CẢNH PHIM đó vi phạm các quy định về văn hóa, về thuần phong mĩ tục (một khái niệm cực kỳ mơ hồ) thì cơ quan quản lý có quyền cấm chiếu hoặc bắt phải bớt cắt đi vài khúc. Vậy thôi.

Vấn đề cô giáo thực sự quan tâm, là có hay không chuyện một người đàn ông đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự có dấu hiệu âm ô với một bé gái 13 tuổi Ở NGOÀI ĐỜI trong quá trình quay phim?

Đây là 2 vấn đề khác nhau, rất rõ ràng và tách bạch.

Nhân vật Hùng và nhân vật Mây có địt nhau lồ lộ tung tóe trên phim hay không thì cũng không ai xử nhân vật Hùng được cả. Vì đó là một nhân vật ở trong phim, ai xử, và xử thế nào? Đó là phạm trù văn hóa, mời các anh chị văn nghệ sĩ cứ khóc than, bảo vệ bình thường.

Còn anh Lê Vũ Long có thực sự sờ soạng, đụng chạm vòng 3, liếm láp lên người lên bụng của chị nhỏ T.M 13 tuổi hay không thì phải nhờ công an điều tra và xử lý theo quy định. Đó là phạm trù pháp luật.

Không có chuyện văn hóa ở khúc này để nói rằng ai ủng hộ hay phản đối là có văn hóa hay vô văn hóa. Cũng không có chuyện đạo đức ở đây để nói rằng ai ủng hộ hay phản đối là đạo đức thật hay đạo đức giả.

Những tuyên bố như vậy, hoặc là thiếu hiểu biết, hoặc là đánh tráo khái niệm một cách ngu xuẩn.

Các anh chị cua-rơ có thể đua xe vì tinh thần thể thao, nhưng lỡ không may đụng chết người thì đi tù.

Các anh chị bác sĩ có thể mổ xẻ để cứu người vì tấm lòng từ bi bác ái, nhưng lỡ may bệnh nhân chết do các anh chị làm sai thì cũng phải đi tù.

Cái tinh thần thể thao và tấm lòng từ bi bác ái (hay cái vị nghệ thuật của các anh chị làm phim) có thể coi là tình tiết giảm nhẹ khi tòa xử tội. Có khi giảm tới mức xuề xòa. Nhưng không có nghĩa là các anh chị không có tội.

Thế thì câu chuyện ở đây không còn là khủng hoảng truyền thông, mà nó phụ thuộc vào:

  1. Công an có quyết định điều tra hay không
  2. Sau khi điều tra, có tìm được bằng chứng của việc phạm tội hay không

Vì “dấu hiệu” thì đã có rồi. Mà khổ lỗi, dấu hiệu lại do chính diễn viên chính, diễn viên phụ, đạo diễn và mẹ của diễn viên tiết lộ!

Án tại hồ sơ, trọng chứng hơn trọng cung nên nếu công an có điều tra thì những lời “thú nhận” của ekip vẫn có thể được phủi sạch sau vài nốt nhạc.

Nếu việc lạm dụng là hoàn toàn không có thật, chỉ do đoàn phim dựng lên để PR thì vấn đề luật pháp coi như không vi phạm nữa. Nhưng khi ấy, họ sẽ lún sâu hơn vào khủng hoảng truyền thông vì lừa dối.

Còn nếu việc lạm dụng là chính xác như những gì họ đang mô tả, thì khủng hoảng tiếp tục nhân lên.

Tóm lại là, đằng nào cũng chết. Mà nguyên nhân, thì rõ ràng do đoàn phim đã tự gây ra.

Hôm qua lên núi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy mà nó chẳng tha
Nó đè nó nhét mả cha nó vào!

(Ca dao Việt Nam)


Nguồn: Facebook Nguyễn Ngọc Long – Chú ý, đừng bỏ qua những câu chuyện bên lề được bổ sung dưới comment!

Tấm lòng nhẹ tựa mây hồng
8 mẹo viết mục "About" cực hay cho blog

Your email address will not be published. Required fields are marked *