Please log in or register to do it.

Là người cả nghĩ, biết bao nhiêu lần (cả ngày lẫn đêm) tôi thường đặt ra câu hỏi: thế rốt cuộc, ngư dân Hà Tĩnh sẽ sống bằng gì, ngoài mấy chục cân gạo cứu đói của chính quyền?
Tôi không biết. Tôi không hiểu và không thể trả lời!

Tôi cũng cố đặt mình vào hoàn cảnh mà họ đang đối mặt. Cố suy nghĩ. Và rồi tôi thấy thực sự nhức đầu. Tôi không thể, không thể nào tìm ra một phương án tạm coi là thoả đáng.
Tôi đầu hàng. Tôi bỏ cuộc. Tôi không nghĩ nữa.

Tôi giả vờ như những người ngư dân đó giỏi hơn mình, họ sẽ tự tìm ra câu trả lời cho riêng họ. Tôi giả vờ suy nghĩ rằng mình nhắm mắt lại ngủ qua một đêm thì ngư dân cũng sẽ tồn tại được một ngày.

Tôi biết, hàng nghìn người đã phải bỏ quê lên phố khi sinh kế của họ không còn. Tôi lại phải tiếp tục giả vờ không biết rằng như thế là chia xa, là ly biệt, là cám dỗ, là tha hương, là sa ngã… Là nhiều vấn đề nan giải khác.

Hôm nay, nhìn hình ảnh này của Zing, chụp một bà cụ đang cầm miếng sắt vụn, là chiến lợi phẩm do chồng hoặc con trai mò lên từ đáy biển. Tôi lại phải giả vờ không biết rằng ngư dân mình giỏi tới mức nghĩ ra cách kiếm sống kỳ lạ thế này!

Cũng như tôi phải tiếp tục giả vờ cho rằng sắt vụn dưới đáy biển là vô tận…

Tôi sẽ nhắm mắt giả vờ không nghĩ rằng có những kẻ táng tận lương tâm ngậm chặt một mồm tiền để ca vang điệp khúc “không nói không nghe không biết”.
Nhưng hình ảnh này ám ảnh và đau lòng quá, làm sao tôi có thể giả vờ không khóc khi đồng bào của mình bị dồn ép tới mức lao đầu xuống mấy chục mét nước đầy hoá chất độc hại để nhặt lên những miếng sắt rỉ sét đổi lấy chỉ một bữa no???

Ngày 25/4, hơn 400 chiếc thuyền to, nhỏ neo đậu tại âu thuyền xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Đây là khu vực gần đèo Ngang, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình. Theo nhiều ngư dân, một tuần nay, họ không ra khơi đánh bắt cá vì số lượng ngày càng ít. Mặt khác người tiêu dùng không mua cá biển do ngư dân đánh bắt sau vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên - Huế.
Ngày 25/4, hơn 400 chiếc thuyền to, nhỏ neo đậu tại âu thuyền xã Kỳ Lợi (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Đây là khu vực gần đèo Ngang, giáp ranh với tỉnh Quảng Bình. Theo nhiều ngư dân, một tuần nay, họ không ra khơi đánh bắt cá vì số lượng ngày càng ít. Mặt khác người tiêu dùng không mua cá biển do ngư dân đánh bắt sau vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển từ Hà Tĩnh vào Thừa Thiên – Huế.
Khu vực đánh bắt cá của xã Kỳ Lợi nằm không xa khu công nghiệp Formosa - nơi có đường ống xả thải đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Khu vực đánh bắt cá của xã Kỳ Lợi nằm không xa khu công nghiệp Formosa – nơi có đường ống xả thải đã được cơ quan chức năng cấp phép.
Do không còn cá để đánh bắt và người tiêu dùng không mua cá biển nên hàng loạt gia đình cất lưới, nghỉ ra khơi. Anh Mai Xuân Hùng (Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh) cùng người thân gói gém manh lưới cho vào bao tải kể: "Gần 70 năm nay, từ thời ông cha bám biển, chưa bao giờ gặp hoàn cảnh như thế này. Cả gia đình với 8 nhân khẩu trông chờ vào biển nhưng giờ không đi đánh bắt, rất khó khăn".
Do không còn cá để đánh bắt và người tiêu dùng không mua cá biển nên hàng loạt gia đình cất lưới, nghỉ ra khơi. Anh Mai Xuân Hùng (Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh) cùng người thân gói gém manh lưới cho vào bao tải kể: “Gần 70 năm nay, từ thời ông cha bám biển, chưa bao giờ gặp hoàn cảnh như thế này. Cả gia đình với 8 nhân khẩu trông chờ vào biển nhưng giờ không đi đánh bắt, rất khó khăn”.
Nhiều ngư dân cho biết, nếu ra khơi đánh bắt được ít cá, sau đó về lại không tiêu thụ được thì lỗ nặng.
Nhiều ngư dân cho biết, nếu ra khơi đánh bắt được ít cá, sau đó về lại không tiêu thụ được thì lỗ nặng.
Ông Lê Văn Minh (ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cho biết, trong hai ngày 23 - 24/4, thuyền của ông chỉ đánh bắt được 3 kg cá. "Chừng ấy là không đủ tiền xăng dầu và công sức đi lại hơn 10 giờ. Thậm chí, khi chúng tôi đem cá ra chợ bán còn bị người dân trách móc tại sao lại mang cá có độc tố đầu độc người dân", ông buồn bã nói.
Ông Lê Văn Minh (ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cho biết, trong hai ngày 23 – 24/4, thuyền của ông chỉ đánh bắt được 3 kg cá. “Chừng ấy là không đủ tiền xăng dầu và công sức đi lại hơn 10 giờ. Thậm chí, khi chúng tôi đem cá ra chợ bán còn bị người dân trách móc tại sao lại mang cá có độc tố đầu độc người dân”, ông buồn bã nói.
Thay vì đánh bắt gần bờ, nhiều gia đình chuẩn bị xăng dầu, đồ ăn thức uống đánh bắt xa khơi, cách bờ khoảng 30 hải lý (hơn 50 km) để đánh bắt cá. "Những loại cá xuất khẩu vẫn có thể bán được, chủ yếu là cá đục nhưng loài này cũng không còn nhiều", ngư dân tên Thành nói.
Thay vì đánh bắt gần bờ, nhiều gia đình chuẩn bị xăng dầu, đồ ăn thức uống đánh bắt xa khơi, cách bờ khoảng 30 hải lý (hơn 50 km) để đánh bắt cá. “Những loại cá xuất khẩu vẫn có thể bán được, chủ yếu là cá đục nhưng loài này cũng không còn nhiều”, ngư dân tên Thành nói.
Tuy nhiên, sau khi nghe tin ngay cả cá xuất khẩu nhiều tiểu thương cũng không nhập nên người đàn ông này lặng lẽ nhìn về phía xa, đành cất xăng dầu, thức ăn trở về nhà.
Tuy nhiên, sau khi nghe tin ngay cả cá xuất khẩu nhiều tiểu thương cũng không nhập nên người đàn ông này lặng lẽ nhìn về phía xa, đành cất xăng dầu, thức ăn trở về nhà.
Ông Mai Xuân Liêm là người có hơn 50 năm bám biển. Ông chia sẻ, từ khi cá chết hàng loạt, hôm nào ông cũng ra âu thuyền ngồi. "Ở nhà không có việc làm, buồn bã chân tay, ra biển thì không được ra khơi, buồn lắm", ông Liêm than thở.
Ông Mai Xuân Liêm là người có hơn 50 năm bám biển. Ông chia sẻ, từ khi cá chết hàng loạt, hôm nào ông cũng ra âu thuyền ngồi. “Ở nhà không có việc làm, buồn bã chân tay, ra biển thì không được ra khơi, buồn lắm”, ông Liêm than thở.
Ông Nguyễn Phúc (72 tuổi, ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cũng chung tâm trạng. Cả gia đình hơn 10 nhân khẩu trông chờ vào biển cả, nhưng nay không dám ra khơi vì sợ bị thua lỗ, không ai mua cá. Nếu như ngày xưa mỗi lần ra khơi thu hoạch được từ 40 - 50 kg cá, thì nay chỉ 2 - 3 kg.
Ông Nguyễn Phúc (72 tuổi, ngư dân xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh) cũng chung tâm trạng. Cả gia đình hơn 10 nhân khẩu trông chờ vào biển cả, nhưng nay không dám ra khơi vì sợ bị thua lỗ, không ai mua cá. Nếu như ngày xưa mỗi lần ra khơi thu hoạch được từ 40 – 50 kg cá, thì nay chỉ 2 – 3 kg.
Nhiều gia đình chuyển sang lặn để thu gom những loại sắt thép từ khu công nghiệp Formosa rơi xuống biển.
Nhiều gia đình chuyển sang lặn để thu gom những loại sắt thép từ khu công nghiệp Formosa rơi xuống biển.
"Chúng tôi không còn cách nào khác, việc mò sắt thép dưới biển rất khó khăn và nguy hiểm nhưng vẫn phải làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống", bà Lợi chia sẻ.
“Chúng tôi không còn cách nào khác, việc mò sắt thép dưới biển rất khó khăn và nguy hiểm nhưng vẫn phải làm để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống”, bà Lợi chia sẻ.
Khu vực bán cá của xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương (Kỳ Anh) trở nên đìu hiu, không bóng dáng tiểu thương, trong khi đó lực lượng dân phòng rất đông. "Các xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh thường xuyên đi kiểm tra tại các chợ để đảm bảo không có ngư dân bán cá biển tại chợ cho đến khi có kết luận cuối cùng", đại diện công an xã Kỳ Lợi nói.
Khu vực bán cá của xã Kỳ Lợi, Kỳ Phương (Kỳ Anh) trở nên đìu hiu, không bóng dáng tiểu thương, trong khi đó lực lượng dân phòng rất đông. “Các xã trên địa bàn huyện Kỳ Anh thường xuyên đi kiểm tra tại các chợ để đảm bảo không có ngư dân bán cá biển tại chợ cho đến khi có kết luận cuối cùng”, đại diện công an xã Kỳ Lợi nói.
Hàng quán ven bờ biển ế ẩm gần hai tuần nay. Có nhà hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng vì cá, cua, ghẹ không bán được tới tay người dùng.
Hàng quán ven bờ biển ế ẩm gần hai tuần nay. Có nhà hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng vì cá, cua, ghẹ không bán được tới tay người dùng.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=Jx2tueHIDdw]

Nguồn: Nguyễn Ngọc Long – https://goo.gl/qiWUjH

Cám dỗ!
Tôi đã bỏ qua hàng chục tỷ ntn?

Your email address will not be published. Required fields are marked *