Please log in or register to do it.

(Phần 1)

Buổi sáng hôm đấy Hà Nội trời mưa phùn, ẩm ướt và khó chịu. Mặc dù không muốn ra khỏi nhà một chút nào, nhưng vì nghĩ đến cảnh nhờ vả tha thiết của mấy bé sinh viên mình lỡ nhận lời tư vấn giúp nên đành phải phải chia tay gấu, đạp tung tung mùng mền chiếu gối để ra chỗ hẹn.

Các bé có mặt hôm đấy thì rõ là đẹp trai, xinh gái, cơ mà mình vốn chẳng mấy quan tâm nên vừa ngồi chưa ấm chỗ đã hỏi ngay, thế bọn em muốn anh giúp cái gì?

Và đúng như mình dự đoán, các bé đã cho một màn hỏi đáp theo kiểu chỉ muốn cho ăn đấm!

– Sự kiện ABC lần trước bọn em làm tệ quá, bây giờ phải làm sao để sự kiện DEF sắp tới thu hút và thành công hơn được hả anh?

– Tại sao sự kiện lần trước bọn em làm chưa tốt?

– Do các bạn không hào hứng, mặc dù bọn em đã rất cố gắng truyền thông.

– Thế sự kiện sắp tới làm cho người ta hào hứng, người ta sẽ đi.

– Tinh thần của các bạn đang xuống nhiều, các bạn đang rất nản, không thể hào hứng được.

– Thế giờ bọn em muốn anh giúp cái gì?

– Anh giúp bọn em làm sao vực dậy tinh thần cho các bạn.

– Xin lỗi, anh không giúp được vì anh không phải là chuyên gia tâm lý hay bác sĩ hàn gắn vết thương lòng!

Thú thực sau khi nghe các bạn nói mình cũng… nản theo! Chẳng muốn tiếp chuyện một chút nào. Bởi vì mình hiểu, sự kiện các bạn làm chưa tốt là do các bạn không chịu truyền thông. Hoặc là do các bạn làm truyền thông chưa hiệu quả. Thế mà các bạn không chịu nhận, lại đi đổ lỗi cho người khác với một nùi nguyên nhân loạn xí ngầu. Rằng các bạn không có kinh phí, bị ràng buộc này kia, không ai ủng hộ, con mèo bị bỏ đói, con chó bị đau chân, bông hoa bị héo, dây giày bị tuột…

Sau một hồi nhìn mấy bản mặt đẹp trai xinh gái của các bạn xìu xìu ển ển mình cũng thấy mủi lòng, nên nén tiếng thở dài, mình hỏi tiếp:

– Thế sự kiện sắp tới bọn em đã truyền thông những gì mà biết là người ta không hào hứng?

– Bọn em đã làm mọi thứ có thể để truyền thông như đăng clip, đăng tin, share vào các group liên quan, post hình ảnh, poster, thông tin bài viết… Nhờ cả các thầy cô lên tiếng kêu gọi giúp.

– Nói ngắn gọn, sự kiện sắp tới đó của em có gì hấp dẫn và thu hút để người ta phải đi tham dự?

– Thì giống như bọn em đã nói với anh từ đầu rồi đấy. Và cũng y như tài liệu em đã gửi cho anh thôi ạ.

– Anh muốn em nói lại.

– Dài dòng lắm ạ, với lại em nói cũng không được tốt.

– Em không thể trả lời anh như vậy được. Cứ giả sử như anh là một sinh viên thuộc đối tượng mà em cần lôi kéo đi sự kiện. Bây giờ em có cơ hội để nói chuyện, tức là truyền thông trực tiếp đến anh, đó là cách dễ nhất để thuyết phục anh còn gì nữa. Em hãy thử thuyết phục anh đi xem nào?

– #%$FBGHưè%^%&^8879890_+()2$!@@!!

– Thôi không đi đâu. Chẳng thấy gì hấp dẫn.

(Một bé khác nhảy vào)

– Chào bạn, tụi mình ở bên câu lạc bộ ABC, sắp tới chúng mình có tổ chức sự kiện DEF. Đây là một sự kiện có rất nhiều điểm hấp dẫn, thí dụ như là ~!!$%^57657&&*fgfHR%90-9##$3@#@132.

– Hết chưa em?

– Ngoài ra còn có RnG^jzD28Ju1yOP8#QLWc9

– Còn gì hấp dẫn hơn không?

– Uhm… Bên cạnh đó còn H&6sVKI48JIr&NbS$^1mhS

(Một bé khác nhảy vào)

– Em bổ sung là TmcAT%0$Ksvq88mRzUU&9$

– Hết chưa?

(Suy ngẫm)

– Uhm… Dạ… Hết ạ.

Mình quay qua hỏi một bạn khác, còn em có thấy cần bổ sung thêm điểm gì hấp dẫn không?

– (Lúng túng) … Dạ em cũng mới tham gia… nên cũng không biết ạ!

Mình quay lại bạn hăng hái nhất, và đưa câu hỏi:

– Thế bây giờ, anh hỏi em, sự kiện sắp tới của em có gì hấp dẫn?

– Trời, em vừa trả lời anh xong rồi đó.

– Anh không nhớ, anh muốn hỏi lại. Em nói nhanh quá anh có nghe được đâu. Bây giờ em nói lại từ từ chậm rãi, liệt kê từng điểm hấp dẫn để thuyết phục anh đi.

– Sự kiện sắp tới của bọn em có rất nhiều điểm hấp dẫn. Thứ nhất là 9gnwKtjQ13fT#S$Y3^$6kv

– Đã hết chưa?

– Dạ hết.

– Chắc không?

– Chắc ạ.

– So với “những điểm hấp dẫn” em nói với anh lúc đầu thì thiếu mất 2 điểm em quên không đề cập, và có thêm 3 điểm em vừa mới bổ sung vào sau khi nghe bạn em đưa ý kiến vừa xong!

– Dạ… cái đó em sơ suất chứ đúng là có từng đấy điểm hấp dẫn anh ạ.

– Em có chắc không, anh thử liệt kê lại từng điểm hấp dẫn cho em nghe coi có đúng ý em chưa nhé? 1 là, 2 là, 3 là… 10 là, 11 là, 12 là… Như vậy đã đúng và đã đủ ý em chưa?

– Dạ hoàn toàn chính xác.

– Thế bây giờ, anh hỏi em, sự kiện sắp tới của em có gì hấp dẫn?

– Trời… Anh hỏi lại à???

– Em viết ra một tờ giấy câu trả lời cho anh coi thử.

– Hic…

Mình quay qua một bạn sinh viên – là phó ban truyền thông cho sự kiện, và đề nghị “cả em cũng viết ra giấy cho anh xem nhé”.

10 phút sau, mình cho các bạn xem kết quả các bạn viết (lần thứ 3), so với kết quả mình ghi chú giúp ở 2 lần nói đầu tiên để các bạn thấy, các “điểm hẫp dẫn” mà các bạn nói, các bạn viết nó thay đổi từ lần này qua lần khác, thay đổi từ người này qua người khác, thay đổi – thiếu hụt từ hình thức thể hiện này qua hình thức thể hiện khác.

Nếu tham gia [CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN] Người làm Truyền Thông Trăng Đen chuyên nghiệp (http://goo.gl/SjAEgS), các bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay lý do các bạn sinh viên này làm truyền thông chưa hiệu quả.

SỰ KIỆN ĐÓ LÀ CỦA CÁC BẠN LÀM RA MÀ CÁC BẠN CÒN CHƯA NẮM RÕ SẢN PHẨM CỦA MÌNH, THÌ LÀM SAO LÀM TRUYỀN THÔNG CHO NGƯỜI KHÁC HIỂU RÕ, HIỂU ĐÚNG VÀ THẤY NÓ HAY HO HẤP DẪN?

Bất kể bạn làm truyền thông cho sản phẩm, dịch vụ nào, thì việc đầu tiên và quan trọng nhất để có một chiến dịch truyền thông hiệu quả là bạn PHẢI HIỂU SẢN PHẨM. Các bạn phải hiểu tường tận từng ly từng tí, từng đường tơ kẽ tóc như hiểu chính bản thân hay hiểu người yêu, người bạn đời của bạn vậy.

Bạn phải ăn ngủ cùng với nó, trăn trở vì nó, suy ngẫm về nó, từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này qua tuần khác. Trước khi xớn xác lên bóp đầu nhăn trán tìm ý tưởng… hoành tráng để truyền thông!

Mình thấy thật kỳ lạ và “sửng sốt” khi nghe các bạn sinh viên nói rằng đã làm mọi cách để truyền thông cho sự kiện, trong khi các bạn chưa thực sự hiểu, chưa thực sự tâm huyết với sản phẩm của chính các bạn làm ra. Ngay trong ban truyền thông, mà mỗi người hiểu theo một phách. Thậm chí có bạn còn… không thèm hiểu vì lý do là mới tham gia. Vậy mà truyền thông được là… quá siêu sao.

À, và tất nhiên là làm truyền thông theo kiểu siêu sao như thế thì 1000% là sẽ không hiệu quả!

Mình khuyên các bạn hãy về đi, họp nhau lại, cùng xem xét lại toàn diện về công tác tổ chức cho event sắp tới. Sau đó tự hỏi nhau “Sự kiện của chúng ta có gì hấp dẫn?” lặp đi lặp lại 3 lần. Người này hỏi người kia, và tự hỏi chính bản thân mình. Viết câu trả lời ra giấy, đọc câu trả lời bằng miệng.

Đến chừng nào cả 3 bạn có chung một đáp án lúc nào cũng hiển hiện rõ trong trí óc, thì khi ấy chiến dịch truyền thông của các bạn tự nhiên sẽ có ngay hiệu quả…

… bất chấp các bạn có “yếu kém, thiếu kinh nghiệm truyền thông” đến thế nào (như lời các bạn tự nói về bản thân).

Đến khi ấy, mình sẽ gặp lại các bạn để tư vấn tiếp theo về phương diện “kỹ thuật”, làm cách nào để có thể chuyển tải thông điệp chứa các yếu tố hấp dẫn, thu hút của sự kiện đó đến đúng công chúng mục tiêu. (Tìm hiểu khoá học ZeroC – Sử dụng kênh và thiết kế vật phẩm truyền thông sẽ được tổ chức trong tháng 7/2017 tới đây

((( Copyright © 2014 by Nguyễn Ngọc Long Blackmoon – Founder Truyền thông Trăng Đen – Học từ nguyên lý, Hiểu từ gốc rễ )))

>>>Tham gia ZeroC, khoá học đầu tiên dạy về cách làm nội dung để biết cách “chạy” một chương trình truyền thông. Tìm hiểu và đăng ký tại đây.

>>> Đọc thêm: CẦN CÓ TỐ CHẤT GÌ ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI LÀM TRUYỀN THÔNG GIỎI? – http://goo.gl/48etQw

>>> Add nick Long Quảng Cáo đã được tag thông tin về các bài viết, offline, khóa học, chương trình tập huấn liên quan đến lĩnh vực truyền thông xã hội

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – March 04, 2014 at 09:01AM)

Đàn ông mặc váy mới là đàn ông bản lĩnh
Khủng hoảng truyền thông của nhà hàng Nàng Gánh. Xử lý bằng cách ... chúc mừng sinh nhật. Lời xin lỗi và câu chuyện về 11 bài học quý.

Your email address will not be published. Required fields are marked *