KHÔNG CÓ CHUYỆN CỨ ĐI XE KHÔNG CHÍNH CHỦ LÀ BỊ PHẠT
Từ sáng đến giờ mình chán không thèm vào facebook, lý do là không có gì để đọc ngoài một hàng dài các status, photo chửi bới, đá xoáy, móc máy… các kiểu của các bạn về việc triển khai nghị định 71. Một lần nữa, mình thấy cực kỳ thất vọng với các bạn vì rất dễ để người khác dắt mũi và hùa theo đám đông một cách không suy nghĩ.
Chiều nay mở mạng lên mình cũng lại ngập trong cái đống sh!t của các bạn mà không hiểu nó có giá trị gì và cực kỳ làm rối news feed của mình. Một số bạn còn nhiệt tình tag thơ, văn, hình họa các kiểu vào facebook mình kiểu thông báo và tìm sự đồng tình. Xin lỗi, dù đúng dù sai mình cũng không đồng tình kiểu hùa theo như thế đâu ạ!
Sau khi đi vòng vòng xác minh thông tin thì mình thấy có vẻ như mọi người đang bị dắt mũi bởi những cái tít rất kêu trên báo: “Đi xe không chính chủ có thể bị phạt tới 10 triệu đồng”.
Cái chữ “có thể” của các bạn nhà báo nó cao thâm lắm. Bởi vì chiếu theo cái nghị định 71 này thì CHỦ SỞ HỮU không làm thủ tục sang tên đổi chủ mới bị phạt chứ không phải người điều khiển xe bị phạt. Vậy cái thành tố “có thể bị phạt” là ai có thể bị phạt? Rồi cái chữ “Hà Nội” ở một số báo cũng được lược bỏ đi để nâng tầm vấn đề như thể “cả nước”. Rồi cái mức phạt 10 triệu đồng dành cho xe hơi được bốc đưa lên tít để khiến cho mọi thứ bị thổi phồng.
Nếu diễn giải một cách rõ ràng ra, nó sẽ phải là thế này BẮT ĐẦU THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 71 TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI, THEO ĐÓ, CHỦ SỞ HỮU XE MUA BÁN XE MÀ KHÔNG SANG TÊN ĐỔI CHỦ BỊ PHÁT HIỆN SẼ BỊ PHẠT TỪ 6-10 TRIỆU VỚI XE HƠI VÀ 1 TRIỆU VỚI XE GẮN MÁY.
Khoan nói tới việc sai đúng tới đâu của nghị định này (khúc dưới mình nói), mà mình đang đề cập tới vai trò của báo chí khi giật tít – không phải là không đúng, nhưng theo hướng cực kỳ kích động và gây hoang mang không đáng có. Nó giống như trường hợp tai nạn xe có 40 người bị thương và 1 người chết được giật thành “Tai nạn thảm khốc khiến 41 người chết và bị thương” vậy đó các bạn à.
Có nhiều bạn gào lên “ôi phạt cao thế, phạt 3 lần là tôi mua được con xe mới”. Mình xin lỗi chứ các bạn lộng ngôn nó cũng vừa vừa phải phải thôi. Phạt 1 triệu mà 3 lần các bạn mua xe mới thế các bạn đi con xe honda 3 triệu à? Hay ý các bạn nói các bạn đi xe hơi 30 triệu? Chọn phương án nào cũng là éo có ngửi được đâu các bạn khổng lồ 1 mắt.
Và theo như tôi được thấy, được biết và cả từ suy đoán thì những chiếc xe honda cỡ tầm 3 triệu – các bạn cũng có bao giờ đái hoài đến việc luật lệ thế nào? Các bạn chạy chẳng cần đèn, chẳng cần giấy phép, không mua bảo hiểm, cũng chẳng mang bằng lái… với phương châm công an làm quá thì chửi bới và bỏ xe luôn. Có đúng không hay tôi vu vạ?
Tôi nói dài dòng như vậy để kết luận một điều: làm ơn dùng cái đầu một chút đi, đừng có a dua nữa, LÀM NGƯỜI KHÔNG MUỐN CỨ MUỐN LÀM CON RỐI LÀ SAO VẬY???
Bây giờ tôi sẽ bàn đến chuyện đúng sai của nghị định này.
1) Nghị định 71 đúng ở chỗ xử lý chủ sở hữu xe không thực hiện sang tên đổi chủ. Xin thưa, quy định này có 1000 năm rồi, chăng qua công an nó không bắt bạn, nó cũng chẳng tuyên truyền khiến cho các bạn âm thầm vi phạm đấy thôi. Nên nhớ, lỗi của các bạn là vi phạm từ ngay thời điểm các bạn chính thức sở hữu chiếc xe đó rồi. Bất kể là mua mới hay được cho tặng. Thì theo lý ra, các bạn phải ĐƯỢC BIẾT RẰNG MÌNH CẦN ĐI LÀM THỦ TỤC SANG TÊN. Tôi đồ rằng đa phần chúng ta không biết – tôi cũng không biết – nên đã bỏ qua việc đó. Và chúng ta không hề biết rằng chúng ta đang vi phạm từ ngày xửa ngày xưa đó. Bây giờ công an nó hô lên nó sẽ phạt chẳng qua là phạt cái sai từ thời trước thôi, chứ không có gì mới lạ. CÁI NÀY NGHỊ ĐỊNH 71 KHÔNG SAI.
2) Vấn đề bắt đầu RỐI TUNG LÊN (chứ chưa chắc đã sai) là từ hệ quả của việc này thôi. Đa phần các bạn phản ứng ở chỗ xe các bạn được sang tên đổi chủ từ lẩu từ lâu, từ Hà Nội vào tới Sài Gòn, từ đời ông cố nội qua đời cháu chắt… Thực ra tôi hiểu cái này là các bạn vu lên cho sướng miệng thôi chứ lọc ra 100 người chắc không có tới nổi 3 người rơi vào trường hợp ông cố nội này đâu ạ! Anyway, cứ GIẢ SỬ rằng đây là rắc rối của số đông, thế thì cũng cần hiểu rằng THEO LÝ LÀ MỘT CƠ SỐ CÁC BẠN THAM GIA VÀO CHUỖI MUA ĐI BÁN LẠI ĐÓ ĐÃ SAI TỪ THỜI ĐIỂM MUA BÁN RỒI. Chỉ có điều, bây giờ khi áp dụng nghị định này (chứ không phải là luật mới) thì CẦN TÍNH TỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐÓ ĐỂ XỬ LÝ SAO CHO HỢP TÌNH HỢP LÝ, chứ không phải là công an họ sai! Hai cái đó khác nhau hoàn toàn các bạn kính yêu ạ.
Theo tôi, lẽ ra công an cần tính, cần nhìn ra và lường trước được các trường hợp này để quy định rõ từng trường hợp một. Thí dụ, trường hợp xe đăng ký khác tỉnh thành thì sao, xe nói rằng chuyển từ đời ông đời cháu thì tính thế nào blah blah blah… Thậm chí, trong trường hợp cần thiết thì ÁP DỤNG XỬ PHẠT VỚI CÁC XE ĐĂNG KÝ MỚI TỪ THỜI ĐIỂM NGÀY 10/11/2012 TRỞ ĐI chẳng hạn. Thì như thế sẽ dễ quản lý và áp dụng hơn rất rất nhiều. Vậy, cái SAI – nếu có – ở đây là việc chưa quy định cụ thể hết các trường hợp phát sinh để có thể điều chỉnh mức phạt, mức xử lý cho phù hợp. Chứ không phải cái nghị định đó nó sai.
3) Vấn đề các bạn nói là vợ chồng mượn xe nhau, anh chị em mượn xe nhau, bạn bè mượn xe nhau blah blah blah… tôi thấy phía công an trả lời cách xác minh bằng gọi điện, bằng hỏi thông tin là hợp lý. CHẲNG CÓ GÌ SAI CẢ. Giống như tôi có cái iPhone bị thằng ăn cướp nó giựt trên đường, tôi cũng có thể ngay lập tức gọi lên tổng đài yêu cầu khóa sim bằng cách cung cấp 5 số điện thoại liên hệ gần nhất, đọc họ tên, ngày tháng năm sinh blah blah blah.
Việc mượn xe chỉ xảy ra trong 2 trường hợp: hoặc là đột xuất, thì không thể nào lại không gọi điện được cho người sở hữu; hoặc là mượn xe quanh năm (tức là vợ chồng con cái đi chung), thì có thể làm giấy tờ chứng minh thành bộ sẵn (khi này phiền phức) hoặc cũng chứng minh bằng gọi điện dễ dàng.
Một ý trong trả lời phỏng vấn của công an tôi thấy có vấn đề là chỗ luật chưa hướng dẫn rõ cụ thể xác minh thế nào là OK, thế nào là không OK mà chỉ dựa vào “đánh giá tại chỗ” của công an. Như thế sẽ dẫn tới cơ chế xin cho, ban phát, làm khó làm dễ và phát sinh tiêu cực. CÁI SAI – nếu có – tiếp tục nằm ở chỗ này.
Nghị định 71 làm tôi nhớ lại cái thời gian có luật về bắt buộc đội mũ bảo hiểm, cả làng cả nước hô hào phản đối rồi kêu gào các kiểu không bao giờ tuân theo. Nhưng thực ra nó đúng, và nó phù hợp với cuộc sống văn mình thì phải tuân theo. Và cái phản ứng rầm rộ có tính dây chuyền cũng vì trước giờ các bạn không bị bắt buộc đội mũ bảo hiểm và CHO RẰNG CÁI SAI ĐÓ MỚI LÀ CÁI ĐÚNG. Nhưng làm sao lại cứ như vậy được?
Quay trở lại chuyện ở công ty, chuyện đi làm cũng mắc một cái sai y boong như vậy. Các bạn được trả lương để đi làm 8 tiếng và đi làm trễ 5, 10 phút được du di. Cái sự du di đó nó lặp đi lặp lại ngày này qua tháng khác cho đến khi công ty quyết định đuổi việc nếu đi làm lúc 8h1 phút thì các bạn gào lên là công ty tàn ác, kỷ thuật thép, bất nhân, vô nghĩa… ỦA SAO CHƠI TRÒ GÌ KỲ VẬY???
Ở nhà tôi có 4 chiếc xe honda. Chị tôi một chiếc, em trai tôi một chiếc, tôi một chiếc và bố tôi một chiếc.
Xe của bố tôi thì đăng ký chính chủ tại Hải Phòng, cầm vào Sài Gòn, bây giờ coi như “thoát nạn”. Xe của chị và em tôi thì mua tại Sài Gòn và được làm giấy tờ qua dịch vụ, tức là người ta nhờ ai đó ở Sài Gòn đăng ký bảng số Sài Gòn, sau đó sang tên qua cho chị và em tôi, cũng là “thoát nạn”. Duy có xe tôi, do người yêu đứng tên dùm, bây giờ chắc phải đi tìm nhờ sang tên lại. Mà chia tay nhau 5 năm rồi không biết em yêu ấy có chịu giúp hay không, cũng đang đau đáu lắm!
Cuối cùng, tôi muốn chốt một vấn đề rằng, luật mới ra có sai có đúng. Có thể đúng 8 phần sai 2 phần. Có thể đúng 2 phần mà sai tới 8 phần. Nhưng các bạn ơi, các bạn làm ơn làm phước đừng a dua ném đá. Hãy dùng cái đầu để nghĩ và đánh giá, dùng 2 con mắt để nhìn cho rõ ràng mọi việc và dùng 2 cái tai để nghe đúng đủ các bên. Đừng tự biến mình thành bù nhìn, thành con rối, mất giá trị bản thân lắm.