Please log in or register to do it.

(Mình trả lời phỏng vấn báo infonet. Chi tiết tại http://bitly.com/1gv8GZ5)

Như Infonet đã đưa tin, từ 16/12/2013, Nghị định 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng; đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón, tiếp khách nước ngoài sẽ chính thức có hiệu lực.

Tuy nhiên, ngay sau lễ công bố, nhiều quy định tại văn bản này đã vấp phải nhiều tranh cãi từ phía dư luận. Cụ thể là tại Khoản 2, Điều 24 Chương VI (Hình thức tổ chức buổi lễ) quy định: “Không tặng quà, biểu trưng, biểu tượng (logo) trong các buổi lễ” đã gây ra nhiều phản ứng từ phía các doanh nghiệp, đặc biệt là các đơn vị tổ chức sự kiện vì theo họ, quy định này không khả thi.

Doanh nghiệp tặng quà là quyền riêng của mỗi tổ chức và việc ngăn cấm sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác truyền thông thương hiệu của các đơn vị.

PV Infonet đã có buổi trao đổi với Blogger Truyền thông Xã hội Nguyễn Ngọc Long xoay quanh vấn đề này.

> Nghị định 145/2013/NĐ-CP mới ban hành nhưng có nhiều điểm khiến nhiều người lo lắng, nhất là quy định các “tổ chức kinh tế” không tặng quà vào các ngày lễ, kỷ niệm. Theo anh, quy định này có khả thi hay không?

Rất khó vì đây là nhu cầu rất bức thiết và chính đáng của các doanh nghiệp. Nếu cơ quan quản lý quyết cấm thì chắc chắn các đơn vị sẽ quyết… lách cho bằng được. Chưa kể một số công ty họ sử dụng chính chữ viết tên công ty như biểu trưng thương hiệu thì việc ngăn cấm này khác gì bắt CEO trùm đầu bịt mặt ra bắt tay đối tác? Rất kì cục và bất lịch sự!

> Truyền thông thương hiệu vốn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Theo anh, việc cấm tặng quà, biểu trưng, biểu tượng trong các buổi lễ có ảnh hưởng tới công tác này hay không?

Chắc chắn có. Ai cũng biết rằng, bên cạnh câu khẩu hiệu (slogan), bộ màu sắc đồng nhất, linh vật (mascot), thì logo là một thành phần quan trọng của việc thể hiện thương hiệu ra ngoài nhằm giúp mọi người ghi nhớ liên tưởng hình ảnh của doanh nghiệp. Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đặt việc truyền thông logo, biểu trưng của mình lên như một mục tiêu sống còn và quan trọng.

Để giúp khách hàng và nhóm công chúng mục tiêu ghi nhớ, phân biệt và sau đó “nhận ra” logo của doanh nghiệp thì người làm truyền thông phải thực hiện rất nhiều chương trình trên các kênh hỗn hợp bao gồm cả online lẫn offline. Event, sự kiện là một kênh offfline quan trọng nhất. Lệnh cấm này rõ ràng gây khó khăn lớn cho công tác truyền thông.

> Như vậy cụ thể, các doanh nghiệp sẽ chịu những thiệt thòi gì trong việc quảng bá thương hiệu của mình từ việc cấm này?

Doanh nghiệp bị khuyết mất một kênh truyền thông hữu hiệu để đưa hình ảnh của mình vào tâm trí khách hàng. Như vậy, chi phí dành cho các kênh khác sẽ phải tăng lên. Tuy nhiên, kênh offline là nơi để mọi người có thể “tiếp xúc” trực tiếp với logo, biểu trưng doanh nghiệp thì hiệu quả hơn các kênh gián tiếp khác rất nhiều.

Hơn nữa, lệnh cấm này chắc độc nhất vô nhị trên thế giới nên mình cấm cứ cấm còn các đối tác nước ngoài họ tặng thì cứ tặng. Như vậy bỗng dưng doanh nghiệp trong nước trở nên vô duyên, lệch tông trong một nghi thức xã giao rất bình thường. Họ sẽ đánh giá chúng ta làm việc không chuyên nghiệp.

> Từ góc độ truyền thông, anh có thể phân tích những mặt được/bất lợi trong việc tặng quà, biểu trưng, biểu tượng để quảng bá thương hiệu của mỗi doanh nghiệp?

Bạn không thể mời đối tác đến và gỡ bảng hiệu công ty ra đưa cho họ… cầm chơi! Nhưng một món quà kèm logo chính là một cách thực hiện tinh tế của hình ảnh đấy. Tặng quà kèm logo, biểu trưng giúp hình ảnh doanh nghiệp trở nên gần gũi và được ghi nhớ theo một cách đầy cảm xúc.

Nếu lựa chọn được đối tác làm quà tặng nhiều kinh nghiệm, tư vấn cho doanh nghiệp món quà hữu dụng và có tần suất sử dụng cao như bóp da, bút viết, sổ tay, lịch bàn… thì món quà còn trở thành một phương tiện truyền thông trong suốt thời gian dài sau đó. Rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Với những thương hiệu thành công và có giá trị cao thì biểu trưng, logo là tài sản có thể bán được thành tiền.

Việc mang logo đặt lên quà tặng giúp doanh nghiệp thể hiện sự trân trọng khách hàng và đối tác. Còn người nhận cũng cảm thấy tự hào. Chưa kể cách làm như vậy giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều chứ không hề lãng phí! Thí dụ một doanh nghiệp có thương hiệu như Apple, họ lấy một cây viết trị giá 10$, gắn logo vào thì giá trị của nó có thể tăng vọt lên tới 100$.

Điểm bất lợi duy nhất của việc tặng quà kèm biểu trưng doanh nghiệp là nếu việc thiết kế không khéo léo và tinh tế thì có thể khiến người nhận cho rằng doanh nghiệp đang nhét quảng cáo vào tay họ. Khi ấy người nhận phát sinh tâm lý đề phòng, không coi trọng và món quà mất giá trị sử dụng. Lúc ấy mới thực là lãng phí.

Vâng, xin cảm ơn anh!

(Hình minh hoạ – Hội trại tập huấn 3 ngày dưới Sóc Trăng do ActionAid tổ chức, blogger Nguyễn Ngọc Long Blackmoon chia sẻ cho các tổ chức xã hội dân sự về Kỹ năng viết đề xuất dự án và mô hình truyền thông xã hội 4 bên cùng thắng. Chú ý, tớ không được tặng logo, kakakaka)

(Nguồn: Nguyễn Ngọc Long Blackmoon’s Facebook – November 08, 2013 at 08:35AM)

Đẹp trai không bằng chai mặt
Thương hiệu cá nhân: Đừng ngại bắt đầu khi còn trẻ

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  1. Sao lại có cái luật vô duyên vậy nhỉ, khó khăn cho các doanh nghiệp quà tặng và kỷ niệm chương rồi đây haizzzz. Anh Long có biết lý do tại sao lại có nghị định này không anh