Cứ mỗi đợt Tết đến, VTV thường làm phóng sự về những người công nhân không có Tết. Họ rất đáng thương. Trình độ không có, lương 3 cọc 3 đồng, quanh năm ngày tháng chỉ ăn cơm với rau với đậu và gom góp gửi tiền về quê cho ba mẹ.
Những lúc ấy, Mị nghĩ trong đầu sao khổ quá vậy trời, mình có thể làm gì cho họ? Rồi Mị lại nghĩ, nhưng nếu mỗi tháng chỉ có 3 triệu, mình cũng đâu biết làm gì tốt hơn họ được bây giờ?
Mấy nay, Mị đang bế quan luyện công để viết phần mềm lập kế hoạch kinh doanh. Ơn giời, phần mềm cũng sắp có đây rồi!
(Các bạn click vào hình để coi phiên bản lớn và dễ nhìn hơn nhé)
Mị ngồi test thử, với bài toán thực tế là lương 3 triệu đồng mỗi tháng. Cuối cùng, ra được kết quả rất khả quan. Chi tiết sẽ như sau:
>>> CÁC KHOẢN THU
+ Lương: 3.000.000đ
>>> CÁC KHOẢN CHI
+ Đi lại: 50.000đ/tháng (Ý là tiền dự phòng sửa xe đạp; ban đầu chọn phương án xe honda 200.000đ xăng/tuần; rồi tụt xuống xe buýt 50.000đ/tuần đều không ổn. Phương án cuối cùng là xe đạp).
+ Ăn ngày 2 bữa: 30.000đ/ngày (Ban đầu là 90.000đ gồm ăn sáng, trưa, tối nhưng giảm dần cuối cùng tụt xuống 15.000đ/bữa mới đủ. Với mức này, chỉ có ăn cơm với rau, lạc và phải tự nấu nướng ở nhà).
+ Thuê phòng: 500.000đ/tháng (Phương án là thuê phòng 1.500.000đ/3 người chia nhau)
+ Điện nước: 100.000đ/tháng
>>> CÂN ĐỐI
Với kế hoạch chi tiêu tối thiểu đến mức kham khổ như thế này (không khác cách các bạn ấy vẫn đang sống), thì:
+ Mỗi tháng để dành được 300.000đ cho Quỹ đầu tư. Cuối năm có 3.190.000đ để qua năm mới có thể đầu tư cái gì đấy nhỏ lẻ.
+ Mỗi tháng đút ống heo được 300.000đ. Cuối năm rút ra 3 triệu tặng tiền Tết cho bố.
+ Mỗi tháng để dành được 300.000đ dành cho việc học hành phát triển bản thân. Bắt đầu từ tháng 3, đến tháng 7 có 1.496.000đ, rút ra 1.200.000đ đi học lớp kế toán căn bản (báo giá thực tế). Hy vọng sau 2 tháng, là đến tháng 9 sẽ kiếm được việc làm thêm kế toán tại nhà với thu nhập 300.000đ/tháng, và tăng lên thành 500.000đ/tháng vào tháng 11. Chú ý, các khoản này có thể chưa có như kế hoạch thì thu nhập vẫn không biến động nhiều.
+ Vì thu nhập tháng 9 đã tăng lên, nên từ tháng này Mị tăng mức sống lên thành 40.000đ/ngày hai bữa ăn trưa và tối.
+ Vẫn với số tiền để dành cho học hành mỗi tháng, sau khi rút tiền học tháng 7 thì tới tháng 12 lại tăng lên lại thành 1.952.400đ, rút ra 1.800.000đ học tiếp kế toán nâng cao để năm sau gia tăng thu nhập.
+ Mỗi tháng để dành được 300.000đ cho việc hưởng thụ. Tới cuối năm có hơn 3.160.400đ, rút ra 3 triệu để dành Tết mẹ.
+ Tổng lại sau mọi khoản chi ở tháng 12/2015, vẫn còn tiền (mọi loại quỹ) thực sự cầm trong tay là 5.686.000đ. Tất nhiên, trong quá trình 9 tháng sinh sống kham khổ, vẫn có thể có việc phát sinh như đau ốm bệnh hoạn và phải tiêu vào số tiền này.
>>> KẾT LUẬN
Như vậy là, vẫn với 3 triệu đồng mỗi tháng, một thân một mình sống ở Sài Gòn làm khu chế xuất, nhưng với sự hỗ trợ của phần mềm và quan trọng là ngồi lại tính toán một cách chi tiết, chúng ta vẫn có thể vươn lên. Mị không nói đây là sống tốt, nhưng có thể vươn lên.
Bảng kế hoạch này đòi hỏi một cuộc sống thực sự kham khổ: ăn khổ, uống khổ; không có giải trí (nếu không cuối năm không có tiền Tết cha mẹ); hàng tháng không có tiền gửi về quê phụ giúp gia đình. Và đây là mấu chốt của vấn đề. Phải chấp nhận hy sinh 9 tháng không có tiền gửi về quê, thì hết năm mới đổi đời, thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn.
Nhưng rõ ràng chúng ta có một cái hậu cực kỳ tươi đẹp đúng không ạ? Sau 6 tháng đời sống bắt đầu được cải thiện, có thêm nguồn thu nhập (Mị cho rằng con số 300.000đ/tháng từ làm thêm kế toán là khả thi), có tiền Tết biếu bố mẹ mỗi người 3 triệu (không hề thấp); có tiền dành cho kinh doanh (chỉ là 3 triệu, hơi ít) và có tiền tiết kiệm (gần 6 triệu, khá nhiều).
Với sự hỗ trợ của phần mềm, Mị ngồi làm bảng kế hoạch này chỉ trong vòng 30 phút. Và Mị vẫn đang tiếp tục cải tiến để phần mềm làm việc thông minh hơn nữa. Các bạn có nhu cầu sử dụng, vui lòng truy cập nguyenngoclong.com (http://goo.gl/iwuMPF), login rồi điền đầy đủ thông tin họ tên, email và số điện thoại để được bốc thăm ngẫu nhiên mời dùng thử trong thời gian tới.